| Hotline: 0983.970.780

Đại hội đồng cổ đông Công ty Bình Điền thành công tốt đẹp

Thứ Bảy 27/06/2020 , 17:34 (GMT+7)

Mặc dù chịu tác động từ đại dịch Covid-19, sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, nhưng năm 2020, Phân bón Bình Điền vẫn đặt chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất 6.022 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên diễn ra sáng 24/6, ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (gọi tắt Công ty Bình Điền) nhận định hoạt động kinh doanh sẽ gặp nhiều thách thức trong năm 2020.

Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền phát biểu tại đại hội. Ảnh: Đức Trung.

Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền phát biểu tại đại hội. Ảnh: Đức Trung.

Cụ thể, dịch bệnh Covid-19 bùng phát gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế; dự báo khí hậu năm 2020 khô hạn và xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến doanh nghiệp phân bón.

Thêm vào đó, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp sản xuất NPK không chỉ cạnh tranh trong ngành mà còn với doanh nghiệp kinh doanh phân đơn nhập khẩu, phân hữu cơ và các sản phẩm từ Trung Quốc, Thái Lan... 

Tuy vậy, 6 tháng đầu năm, Công ty Bình Điền đạt 77 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, thực hiện 50% kế hoạch năm và gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Riêng công ty mẹ đạt trên 70 tỷ đồng, thực hiện 69% kế hoạch và tăng 67% cùng kỳ.

Tại đại hội, ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty Bình Điền nhận định, năm 2020 mới là thời điểm cạnh tranh gay gắt nhất giữa các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón trong nước cũng như quốc tế, trong đó có cả việc chính sách thuế vẫn đang thuận lợi cho việc nhập khẩu phân NPK, hoặc hành vi thiếu lành mạnh trong cạnh tranh gia tăng khiến Bình Điền và nhiều đơn vị làm ăn đàng hoàng phải chịu thiệt thòi.

Bên cạnh đó, Luật thuế VAT sửa đổi đến nay chưa được trình phê duyệt ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành phân bón. Theo báo cáo, về định hướng hoạt động, công ty duy trì và phát triển vững chắc thị trường chiến lược, truyền thống trong nước và Campuchia; tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách nhằm phát triển thị trường mới như Myanmar và Thái Lan, phát triển thị trường Lào. Tuy nhiên, Bình Điền vẫn tự tin cho rằng kế hoạch lợi nhuận trước thuế của công ty sẽ đảm bảo tăng 12,1%.

Trước những thách thức được dự báo, HĐQT trình chỉ tiêu năm 2020 gồm tổng doanh thu hợp nhất 6.022 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 153,2 tỷ đồng, tăng 12%; lợi nhuận trước thuế thực hiện riêng công ty mẹ 102 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến 10%.

Về sản phẩm, doanh nghiệp chú trọng các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới phù hợp với biến đổi khí hậu, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và định hướng phát triển nông nghiệp của Chính phủ.

Được biết, năm 2019 là một năm đầy khó khăn thách thức, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và giá cả các loại nông sản giảm. Trước những khó khăn, thách thức đó, công ty đã đề ra và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách kinh doanh, như: Nghiên cứu, đưa vào sản xuất các sản phẩm phân bón thích nghi với biến đổi khí hậu phù hợp cho từng khu vực. Đề ra các chính sách kinh doanh, chương trình khuyến mãi có hiệu quả cho hệ thống đại lý bạn hàng, các chương trình kích cầu trực tiếp cho bà con nông dân…

Nhờ việc đề ra các cơ chế chính sách kinh doanh linh hoạt và hợp lý, cùng với chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn và uy tín của thương hiệu đã đưa công ty vượt qua khó khăn, đạt được kết quả nhất định.

Cụ thể, trong năm 2019, Công ty Bình Điền đã sản xuất sản lượng đạt 620.017 tấn, sản lượng tiêu thụ lên tới 614.320 tấn. Tổng doanh thu hợp nhất thực hiện đạt 6.228,491 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất: 136,679 tỷ đồng. Riêng lợi nhuận trước thuế thực hiện riêng công ty mẹ đạt 106,106 tỷ đồng.

Ông Ngô Văn Đông chia sẻ: Năm 2019, Bình Điền tiếp tục phối hợp với Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Trung tâm khuyến nông các tỉnh thành vùng ĐBSCL và cơ quan truyền thông thực hiện chương trình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu; chương trình “Canh tác lúa thông minh - thích ứng với biến đổi khí hậu” ứng dụng các công nghệ thông tin, sử dụng smartphone vào sản xuất trong mô hình…

Cùng với đó, Bình Điền đã triển khai có hiệu quả các chương trình nghiên cứu phát triển với Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên, chương trình phát triển cà phê Buôn Ma Thuột, canh tác cà phê - hồ tiêu bền vững, thử nghiệm phân bón trên cây mía đường tại An Khê - Gia Lai và Attapeu - Lào … Công ty cũng đã tài trợ và tham gia lễ hội Festival cà phê lần thứ 7 tại Đăk Lăk. Bằng các chương trình thiết thực trong lễ hội đã đưa hình ảnh thương hiệu Phân bón Đầu Trâu ngày càng gần gũi hơn với đồng bào Tây Nguyên.

Tại thị trường Campuchia: Công ty phối hợp với nhà phân phối Yetak thực hiện trên 100 mô hình canh tác lúa hiệu quả, nhiều cuộc hội thảo nông dân tại các vùng trọng điểm để giới thiệu sản phẩm phân bón Đầu Trâu đến với nông dân; thực hiện chương trình quảng cáo sản phẩm trên sóng phát thanh và truyền hình quốc gia Campuchia và các hương trình khác… Công ty luôn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm trên từng khâu, từng công đoạn trước khi đóng bao để đưa ra thị trường, nhờ vậy sản phẩm của công ty ngày càng được bà con nông dân tin dùng.

Đi đôi với việc đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Năm 2019, thu nhập bình quân của người lao động là 11.000.000 đồng; các chế độ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác của người lao động được công ty thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

Ngoài ra năm 2019, Công ty Bình Điền tiếp tục thực hiện nhiều tỷ đồng cho các hoạt động thiện nguyện tại các địa phương trên cả nước.

Đại hội đồng cổ đông Công ty Bình Điền năm 2020 đã thành công tốt đẹp. Ảnh: Đức Trung.

Đại hội đồng cổ đông Công ty Bình Điền năm 2020 đã thành công tốt đẹp. Ảnh: Đức Trung.

Ông Ngô Văn Đông cho biết thêm: Năm 2020, Bình Điền vẫn tiếp tục các hoạt động nắm bắt chặt chẽ, theo sát diễn biến thị trường để có những giải pháp linh hoạt, ứng phó kịp thời với tình hình. Tiếp tục, duy trì và phát triển vững chắc các thị trường chiến lược, thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.

Công ty tiếp tục nghiên cứu, ban hành và thực thi các cơ chế chính sách kinh doanh mới phù hợp với tình hình từng thị trường cụ thể, trong đó tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách nhằm mục tiêu phát triển thị trường mới ở nước ngoài như Myanmar và thị trường Thái Lan, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận năm 2020 mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.

Bình Điền cũng thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích và thắt chặt mối quan hệ giữa công ty với đại lý bạn hàng và bà con nông dân… Tiếp tục xem xét tính khả thi của dự án “Đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm NPK tại Nhà máy phân bón Bình Điền - Long An công suất 200.000 tấn/năm phục vụ cho chiến lược phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường...

Tại buổi đại hội, các cổ đông đều tán thành, quyết tâm thực hiện với các định hướng phát triển, hoạt động trong năm 2020 của công ty đặt ra. Đại hội cũng thống nhất cao bầu ra HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 gồm: ông Bùi Thế Chuyên (được bầu làm Chủ tịch HĐQT), ông Ngô Văn Đông, ông Đỗ Quang Huy, ông Lê Quốc Phong, ông Mai Thành Phụng. Như vậy, HĐQT có 2 thành viên mới là ông Bùi Thế Chuyên và ông Mai Thành Phụng. Các ông Bùi Thế Chuyên, Ngô Văn Đông và Đỗ Quang Huy là các đại diện phần vốn thuộc sở hữu Tập đoàn hóa chất Việt Nam - Vinachem (65% vốn điều lệ).

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm