| Hotline: 0983.970.780

Dân 'bản địa' bị gạt... ra lề Thủ Thiêm đổi mới!

Thứ Năm 10/05/2018 , 07:01 (GMT+7)

Chiều 9/5, tại hội trường Trung tâm bồi dưỡng Chính trị Q.2, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP đã có tiếp xúc cử tri Q.2 liên quan đến dự án đô thị mới Thủ Thiêm. 

Tại đây, hàng trăm người dân Q.2 đã mang đến buổi tiếp xúc tổ ĐBQH những nỗi niềm chất chứa bấy lâu nay.
 

"Đất chúng tôi nằm ngoài ranh quy hoạch"

Tại buổi tiếp xúc, rất nhiều cử tri Q.2 nêu cùng bức xúc, đó là việc đất thuộc sở hữu của gia đình nằm ngoài ranh quy hoạch, nhưng vẫn bị cưỡng chế, thu hồi. Trong số những người dân khiếu kiện, nhiều hộ đã bị cưỡng chế, dỡ nhà, cũng có hộ may mắn còn giữ lại được nhà.

17-14-24_nh_2
Hàng trăm người dân Q.2 đã đến bày tỏ nỗi niềm về dự án KĐT mới Thủ Thiêm

Bà Nguyễn Thị Mai, ở phường An Phú, Q.2 cho biết, nhiều năm nay bà đi kêu cứu khắp nơi về việc nhà nằm ngoài ranh giới quy hoạch của Thủ tướng phê duyệt năm 1996 nhưng vẫn bị cưỡng chế. Ông Nguyễn Thế Vinh, ở Bình An, Q.2 cho biết, đất gia đình ông nằm ngoài quy hoạch KĐT mới Thủ Thiêm, nên năm 2014, việc cưỡng chế, giải tỏa mặt bằng tạm ngưng, gia đình ông cùng hàng chục hộ dân khác trong phường vẫn bám trụ giữ đất, không đi.

“Đất gia đình tôi nằm ngoài quy hoạch. Gia đình tôi đề nghị chính quyền cho xem bản đồ 1/5.000 có dấu mộc đỏ để chứng minh tính pháp lý. Chúng tôi không chống đối chính quyền, không lì lợm giữ đất để kiếm thêm tiền đền bù, chỉ mong mọi chuyện rõ ràng, minh bạch”, ông Vinh nói.

Tương tự, bà Hồ Thị Mai, bức xúc: Nhà ở và cửa hàng kinh doanh của gia đình tôi nằm ngoài khu quy hoạch KĐT Thủ Thiêm nhưng đã bị thu hồi từ năm 2012. Tôi mong chính quyền làm rõ, giải tỏa tâm lý bị ức chế bấy lâu nay của tôi và hàng ngàn người dân khác ở đây.

Chỉ vào tấm “Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch các khu vực không bán nhà thuộc quyền sở hữu nhà nước quận 2” rất lớn, ông Lê Văn Lung, ở phường Bình An, Q.2 khẳng định: “Khu vực nhà, đất của chúng tôi nằm ngoài quy hoạch”.

Ông Lung cũng như những người dân khác trong phường đã nhiều năm đi khiếu nại, kêu cứu về việc thu hồi đất ngoài ranh dự án mong muốn các vị ĐBQH lắng nghe ý kiến, nguyện vọng đề đạt của người dân để cùng chính quyền các cấp thẩm quyền giải quyết dứt điểm những khiếu nại của cử tri.

“Nếu được, chúng tôi đề xuất chính quyền giải quyết hoán đổi cho những hộ dân đã bị thu hồi sang khu đất 43ha ở góc đường Lương Định Của - Trần Não (ngoài quy hoạch) để ổn định cuộc sống. Nếu không giải quyết được như đề xuất, người dân mong muốn Thủ tướng Chính phủ lập đoàn thanh tra toàn diện, đưa ra hướng giải quyết cuối cùng cho người dân”, ông Lung nói.

Theo bà Lê Hồng Vân, ở P. Bình Chánh, Q.2, căn nhà của bà không nằm trong quy hoạch, nhưng vẫn bị thu hồi, mà không có quyết định thu hồi đất. Gia đình 6 người phải ở thuê trong một căn nhà dột nát, gần sập, rất nguy hiểm. Vì thế, tính đến nay, bà đã 36 lần đi khiếu kiện, từ Trung ương đến địa phương. Tương tự, bà Đặng Bích Ngọc, ở P.Bình An cho biết, căn nhà của gia đình bị cưỡng chế, gia đình bà bị đưa đi tái định cư.

17-14-24_nh_6
Một góc KĐT mới Thủ Thiêm

Bà đặt câu hỏi: “Nhà tôi có sổ đỏ, giấy tờ đầy đủ, sau khi cưỡng chế thì đưa tôi về nơi tái định cư ở chung cư, yêu cầu đóng thêm 800 triệu mới được sở hữu. Trước đây chúng tôi sống ở căn nhà 2 mặt tiền, cũng là nơi mua bán kiếm sống, giờ chúng tôi vào chung cư, làm gì để kiếm sống?”.

Ông Ngô Hùng Phong, ở P.An Khánh, Q.2, rưng rưng cho biết, ước nguyện của ông là xin được trở về đất cũ. “Gia đình tôi bao đời nay sống ở đất Thủ Thiêm, trong cảnh khó khăn, cơ sở hạ tầng không có, giờ Thủ Thiêm đổi mới, đời sống đi lên, giá đất lên, thì những người “bản địa” như tôi lại bị đưa đi nơi khác sống, không được hưởng quyền lợi”, ông nói.
 

Đền bù 18 tiệu/m2, bán 350 triệu/m2!?

17-14-24_nh_5
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn ĐBQH TP.HCM, Chủ tịch HĐND TP.HCM trò chuyện, trấn an người dân
Tại buổi tiếp xúc cử tri Q.2, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP đã trấn an người dân Q.2, bà khẳng định tổ ĐBQH sẽ lắng nghe hết kiến nghị của các cử tri và sẽ làm việc hết trách nhiệm. Bà Tâm khẳng định chưa bao giờ quên việc giải quyết an sinh xã hội cho người dân Q.2; đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi dự án quy hoạch. Bà cho biết những vấn đề thuộc thẩm quyền của chính quyền thành phố, quận đều cố gắng giải quyết ngay. Trong buổi gặp gỡ hôm nay, bà mong muốn được lắng nghe bức xúc của người dân.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bức xúc việc dự án Thủ Thiêm đền bù cho dân với giá 18 triệu đồng/m2, nhưng bán 350 triệu/m2. Bà Nguyễn Thị Tuyết, có nhà ở đường Lương Định Của, P.An Phú, Q.2 cho biết, nhà của bà nằm trong dự án khu đô thị Sala, được đền bù 18 triệu/m2. Mới đây, sau khi tìm hiểu bà mới té ngửa khi được thông báo đất trên đường này có giá 350 triệu/m2 và đã bán hết. Nếu bà muốn mua, phải chờ cuối năm hoặc sang năm 2019.

“Tôi hỏi chủ dự án khu đô thị Sala là Cty Đại Quang Minh, họ cho biết khu biệt thự đã bán hết. Nếu cần thì năm sau công ty sẽ báo lại nhưng giá 350 triệu/m2. Tôi nghĩ như vậy là bóc lột dân quá, đa số người dân là nghèo, thiểu số mới là giàu. Nếu công ty bán ra 350 triệu/m2 thì phải đền bù cho người dân ít nhất 50 triệu/m2, theo giá thỏa thuận với người dân”, bà Tuyết nói.

Về việc bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị mất, một cử tri cho rằng, Bộ Xây dựng dựa vào QĐ 6565 của UBND TP do Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua ký thay thế QĐ 367 của Chính phủ. Điều này cho thấy, quyết định của TP không có giá trị. Từ bản đồ 1/5000 mới ra Quyết định 367, từ đó mới ra bản đồ tỷ lệ 1.2.000. Như vậy, quy hoạch Thủ Thiêm dựa vào QĐ 6565 liệu có đúng?

Tại buổi tiếp xúc, bà Nguyễn Thị Mão, ở P.An Phú, thắc mắc về dự án 87ha ngay tại phường bà sống, và cho rằng có dấu hiệu bất thường khi dự án ban đầu được phê duyệt diện thích thu hồi đất là 87ha, nhưng sau đó TP lại nâng diện tích quy hoạch lên trên 88ha và ra hàng loạt quyết định thu hồi đất. Ngoài ra, giá đền bù thời điểm 1997 là 4 triệu đồng/m2, dự án “ngâm” đến 18 năm và nay giá đền bù vẫn không thay đổi, như vậy là bất hợp lý. “18 năm, nếu tôi lấy tiền gửi ngân hàng, lãi đã hơn rất nhiều rồi, trong khi gần 20 năm qua, tiền đền bù vẫn không thay đổi”, bà Mão nói.

Ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM hiện là người còn lưu giữ bộ hồ sơ “Đồ án quy hoạch phát triển Khu trung tâm thành phố mới Thủ Thiêm TP.HCM tháng 5/1995” với 13 tấm bản đồ. Trong đó có: Bản đồ tổng thể thành phố, Bản đồ Tổng thể mặt bằng Thủ Thiêm, Bản đồ hiện trạng kiến trúc đất xây dựng và thoát nước Thủ Thiêm, Bản đồ hiện trạng giao thông - cấp điện Thủ Thiêm, Bản đồ quy hoạch giao thông Thủ Thiêm, Bản đồ hiện trạng cấp nước Thủ Thiêm; Sơ đồ phân khu chức năng Thủ Thiêm, Bản đồ chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng Thủ Thiêm, Sơ đồ quy hoạch cấp nước Thủ Thiêm, Sơ đồ quy hoạch cáp điện Thủ Thiêm, Sơ đồ quy hoạch thoát nước bẩn, Quy hoạch xây dựng đợt đầu (khu Bắc), Quy hoạch chi tiết khu Bắc Thủ Thiêm.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm