| Hotline: 0983.970.780

Dân bản Nà Kèn lập chòi canh mỏ đá cẩm thạch khổng lồ

Thứ Sáu 19/10/2018 , 08:55 (GMT+7)

Trên con đường độc đạo dẫn lên núi, dân bản Nà Kèn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên (Yên Bái), dân lập ra nhiều chòi canh hô ứng lẫn nhau để đề phòng doanh nghiệp đưa máy móc vào khai thác đá cẩm thạch.


Núi Nà Kèn nhìn từ trên cao, sáng 27/9 (video do người dân cung cấp)


Mang súng đi thăm dò khoáng sản

Ba tuần sau sự kiện ngày 27/9, vệ sỹ do Cty TNHH đá cẩm thạch R.K (Cty R.K) thuê tới đánh đập phụ nữ, trẻ em tại bản Nà Kèn (NNVN có bài phản ánh ngày 2/10), không khí tại bản làng đa phần là người Tày, vẫn căng thẳng.

15-21-01_6
Dân bản Nà Kèn phẫn nộ sau sự kiện 27/9

Người dân Nà Kèn cung cấp cho PV video clip ghi lại cảnh một người đàn ông mặc thường phục cùng nhiều vệ sỹ dùng gậy gộc, dùi cui điện trấn áp phụ nữ, trẻ em. Các vệ sỹ này thuộc Cty CP dịch vụ bảo vệ Đông Á Jipi, có trụ sở đăng ký tại huyện Lục Yên.

Bức xúc vì vụ việc đã trôi qua nhiều ngày nhưng chưa có thông tin về việc xử lý, người dân Nà Kèn đã lập nhiều chòi canh, đề phòng Cty R.K tiếp tục đưa máy móc vào, biến chuyện thăm dò thành khai thác.

Tiếp xúc với chúng tôi, dân bản Nà Kèn đưa ra các hồ sơ bệnh án, có con dấu của Trung tâm Y tế huyện Lục Yên, cho thấy các chấn thương như rách đầu, tổn thương da nghi do bị dí dùi cui điện. Điều này khẳng định thêm việc các vệ sỹ hành hung phụ nữ, trẻ em, như trong video clip, là có thật. Trong số này, có các trẻ em là Nông Khánh Linh (nữ, 13 tuổi), Nông Văn Thắng (nam, 9 tuổi), được bác sỹ kết luận: Sang chấn tâm lý, vết phỏng rộp trên da giống tác động của dòng điện. Hai nữ bệnh nhân Tăng Thị Nở (35 tuổi) và Hoàng Thị Nhuận (43 tuổi), bị đa chấn thương.


Bảo vệ của Cty TNHH đá cẩm thạch R.K xô xát với người dân trên núi Nà Kèn sáng 27/9 (video: người dân cung cấp)

 
Hồ sơ bệnh án của em Thắng và em Linh


Những ngày này tại Nà Kèn, nhiều mảnh ruộng đã thu hoạch, vốn thường được dân bản tận dụng trồng ngô, nay bị bỏ không, chỉ còn các gốc rạ trơ trụi.
 

Ai chịu trách nhiệm?

Ban đầu, chính quyền huyện Lục Yên, nói rằng “chỉ có vài hộ” không đồng tình việc Cty R.K vào thăm dò. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, toàn bộ dân bản Nà Kèn, cùng người dân tại các xã lân cận đều phản đối. Họ lo sợ một khi ngọn núi mất đi, các quả đồi đất sẽ đổ ập xuống, xóa sổ các bản làng trong những cơn lũ quét, lũ ống.

Hai ngọn núi vốn án ngữ trước bản Nà Kèn, được gọi là núi Cha, núi Mẹ, từ lâu nay, cũng là nơi cung cấp thảo dược, măng mai, nguồn nước uống và sinh hoạt do dân bản.

Mặt khác, việc khai thác đá gây ô nhiễm đã có tiền lệ tại Lục Yên, như thừa nhận của ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện.

Sát núi Nà Kèn là núi đá Hin Lò, nơi có một mỏ khai thác đá hoa trắng, vẫn được ví von là “mỏ vàng trắng” do giá thu mua cao, ông Lương Xuân Hề, dân địa phương, chỉ cho chúng tôi thấy dòng suối có nhiều bột đá màu trắng.

15-21-01_5
Khung cảnh nên thơ tại Nà Kèn

Ông Hề nói từ năm 2011, Cty CP luyện kim và khai khoáng Việt Đức khai thác đá trên đỉnh Hin Lò. Mỗi khi mưa, đất bề mặt khu vực khai thác và bột đá, bụi đá hòa vào dòng suối khiến nước ô nhiễm, không thể sử dụng để sinh hoạt.

Nguồn nước từ hang núi đá còn được gia đình ông sử dụng để chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế, song nay đành từ bỏ. Ông Hề đã đào ao rộng xấp xỉ 8.000m2 để nuôi cá nhưng không dám dẫn nước vào.

“Nuôi các loại cá phù hợp ở địa phương như trắm, bống cần có nguồn nước sạch, chỉ cần hơi ô nhiễm một chút cũng có thể làm chết hết. Hiện tại, nước sinh hoạt hàng ngày chúng tôi còn phải đi xin chứ nguồn nước để làm ao thì không biết lấy đâu ra”, ông Hề nói. Người đàn ông này kể rằng đã nhiều năm gửi đơn đi chính quyền các cấp song chưa được giải quyết.

15-21-01_4
15-21-01_3
Hồ sơ bệnh án của chị Nở, được cho là bị hành hung

Ông Trần Thanh Trúc, Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng, cho biết các sự việc diễn ra ở Nà Kèn ngày 27/9, được báo NNVN phản ánh là chính xác. “Tôi hiện cũng chưa nắm được quá trình xử lý vụ việc, do đây là việc của ngành công an. Huyện cũng chỉ yêu cầu xã phối hợp để doanh nghiệp vào thăm dò khoáng sản, chúng tôi không được biết họ huy động vệ sỹ mang công cụ trấn áp vào bản”, ông Trúc cho biết.

Chủ tịch xã Lâm Thượng cũng thừa nhận rằng lo lắng của dân Nà Kèn là “có cơ sở”, và nguồn nước từ núi Cha, núi Mẹ chảy ra, cũng cung cấp nước sạch cho UBND xã, trạm y tế, trường trung học cở sở cùng 200 hộ dân. Ông Trúc cho rằng huyện, tỉnh, cùng doanh nghiệp cần đối thoại với người dân để tìm ra biện pháp xử lý thỏa đáng. “Tuy nhiên, việc hành hung phụ nữ, trẻ em, phải bị xử lý theo pháp luật”.

Người dân Nà Kèn tập trung trên núi sáng 27/9, phản đối Cty R.K đưa máy móc vào thăm dò khoáng sản.

 

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.