| Hotline: 0983.970.780

Dân Hà Tĩnh kiệt sức giữa lũ kép, nguy cơ thiếu đói mùa giáp hạt hiện hữu

Thứ Năm 03/11/2016 , 07:35 (GMT+7)

Cơn lũ kép 6 năm mới lặp lại đang kiến người dân Hà Tĩnh kiệt sức chống chọi. Hơn nửa tháng chủ yếu sống trên chạn nhà, bao nhiêu tài sản vớt vát lại được trong đợt lũ trước chưa kịp phơi khô nay lại chìm trong nước. Không kịp sản xuất vụ đông, đồng nghĩa với nguy cơ thiếu đói mùa giáp hạt.

Gần 20 ngày ăn gạo, mì tôm cứu trợ

Ba ngày qua con đường dẫn vào xã Gia Phố, huyện Hương Khê vẫn bị lũ chia cắt. Để giúp người dân chống chọi với trận lũ kép lần này, cán bộ xã đã chèo thuyền đến những hộ dân bị ngập sâu, người già neo đơn để tiếp tế từng nắm cơm vắt.

17-01-30_1
17-01-30_2
Sáng 2/11 nhiều hộ dân vẫn phải di dời đồ đạc chạy lũ
 

Bà Võ Thị Khang, xóm 10 sống một mình gần chục năm nay. Nước lũ lên bà phải nhờ hàng xóm khuân các vật dụng cần thiết lên chạn rồi bà cũng leo lên đó cầm cự chờ nước rút.

“Nước ngập 3 ngày nay rồi. Mọi sinh hoạt đều xoay quanh góc chạn hơn 3m2 này. Chó mèo, gà vịt không có chỗ trú đều đưa lên đây cả.

Hôi thối lắm nhưng phải chịu chứ để chúng dưới nhà sợ lũ lại cuốn trôi mất. Hôm qua cán bộ xã có đến đưa cho nắm cơm vắt cùng với mì tôm, gạo cứu trợ đợt lũ trước vẫn còn nên không bị đói”, bà Khang thở dài.

Lũ đang rút chậm, con đường vào các xóm vẫn mênh mông nước. Chỗ thấp nhất khoảng 20cm, chỗ cao nhất hơn 1m. Những vệt nước lũ đợt trước chưa kịp khô thì nay lại tiếp tục bồi thêm vệt mới. Dù quen cảnh sống chung với lũ nhưng trên khuôn mặt những nông dân khắc khổ đã hiện rõ vẻ bơ phờ, mệt mỏi.

17-01-30_3
17-01-30_4
17-01-30_5
Bà Võ Thị Khang và đàn chó mèo phải sống chung trên chạn nhà chờ nước rút
 

Ở những vùng nước lũ đã rút, bùn đất vàng bóng nhầy nhụa từ ngoài sân vào tận phòng ngủ. Bà Nguyễn Thị Hữu (70 tuổi), ở xóm 10 quẹt nước mắt nhìn những lớp bùn đất đặc quánh nói: "Sức mô mà dọn nữa".

Ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch UBND xã Gia Phố cho hay, đợt lũ lần này toàn xã có 650 hộ ngập từ 0,2 - 1,5m. Đến thời điểm này, hàng trăm hộ dân từ xóm 10 đến xóm 14 vẫn đang bị cô lập hoàn toàn. Gần 20 ngày qua bà con chủ yếu sống nhờ vào gạo và mì tôm cứu trợ đợt lũ trước. Riêng ngày 1 – 2/11, lãnh đạo xã và một số cán bộ thôn phải nấu ăn để tiếp tế cho hơn 100 hộ dân là người già, người neo đơn, người bệnh và có hoàn cảnh khó khăn.
 

Nguy cơ thiếu đói giáp hạt

Đợt lũ ngày 14/10 rút hết nước, mặc dù nhiều thứ còn ngổn ngang nhưng để kịp thời sản xuất vụ đông, bổ sung lương thực mùa giáp hạt, nhiều hộ dân tranh thủ ra đồng làm đất, gieo trồng ngô, khoai lang, rau màu. Thế nhưng, một lần nữa thiên tai lại lấy đi tất cả.

Chủ tịch UBND xã Lộc Yên (Hương Khê) Nguyễn Văn Hưng thở dài: “Toàn xã có hơn 3ha ngô xuống giống sau đợt lũ ngày 14/10 bị đợt lũ mới san phẳng cả rồi. Giờ không kịp sản xuất vụ đông nữa, người dân đang đứng trước nguy cơ thiếu đói thời gian tới”.

17-01-30_7
Khu vực sản xuất cây vụ đông ngập băng nước lũ
 

Chị Nguyễn Thị Hạnh có 5 sào đất màu đã trồng ngô 2 lần nhưng đều bị chìm trong biển nước. Bây giờ nước lũ vẫn chưa rút trong khi thời vụ đã chậm cả chục ngày nên khả năng tái sản xuất là rất khó. Vợ chồng chị đang tính vào Nam làm công nhân để lấy tiền nuôi các con ăn học.

Đầu tháng 10, gia đình ông Lê Đình Thức, xóm Phố Cường, xã Gia Phố xuống giống được 1ha ngô, trận lũ kinh hoàng ngày 14/10 không chỉ cuốn trôi tài sản của gia đình mà toàn bộ diện tích ngô chưa kịp nảy mầm cũng bị lấp dưới bùn. Lũ rút, ông Thức và vợ con tiếp tục làm đất xuống giống mong kiếm thức ăn cho đàn vật nuôi nhưng toàn bộ diện tích vừa gieo xong lại một lần nữa bị lũ nhấn chìm.

“Vừa rồi lãnh đạo tỉnh, huyện về động viên, hỗ trợ người dân một số giống ngô để sản xuất. Bà con cũng gieo trồng được hơn 4ha ngô sinh khối và ngô lấy hạt rồi, đùng một cái lũ kép đổ xuống coi như dân làm công cốc”, Chủ tịch UBND xã Gia Phố nói.

Theo thống kê, toàn huyện Hương Khê có 75ha ngô vụ đông xuống giống sau đợt lũ ngày 14/10 bị nước lũ cuốn trôi, tập trung tại các xã như: Gia Phố, Phú Gia, Hương Thủy, Lộc Yên.

Đến chiều 2/11, lũ tại Hà Tĩnh đang rút dần, hiện chỉ còn hơn 1.080 hộ dân ở 12 xã bị ngập. Trong đó, Hương Khê 812 hộ/7 xã ngập sâu từ 1-2m; Vũ Quang 40 hộ/2 xã; Cẩm Xuyên 228 hộ/3 xã ngập từ 0,5-1m. Mưa lũ làm 1 nhà dân ở xã Cẩm Minh (Cẩm Xuyên) bị sập đổ; các trục đường giao thông liên xã vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ và Sông Rác đang ngập sâu, gây ách tắc giao thông.

 

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm