| Hotline: 0983.970.780

Dân làng Tắc Rối liều mình tự kết bè vượt sông

Thứ Sáu 15/01/2021 , 11:23 (GMT+7)

Không có cầu bắc qua sông, hàng chục hộ dân làng Tắc Rối phải tự kết bè nhỏ để đi lại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhất là những thời điểm mưa bão.

Làng Tắc Rối nằm lẻ loi bên kia bờ sông Tranh. Ảnh: L.K.

Làng Tắc Rối nằm lẻ loi bên kia bờ sông Tranh. Ảnh: L.K.

Nằm ở vùng có nguy cơ sạt lở, làng Tắc Rối với 40 hộ dân, hơn 200 nhân khẩu được di dời đến địa điểm an toàn tại khu tái định cư ở thôn 3, xã Trà Tập (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vào năm 2019. Địa điểm mới này có cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt hơn rất nhiều so với làng cũ nên người dân rất vui mừng.

Ngặt nỗi, nơi đây lại nằm ở bên kia bờ sông Tranh, muốn ra khỏi làng phải đi qua con sông này nhưng lại không có cầu. Phương tiện đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa của người dân đều dựa vào bè. Tuy nhiên, cơn bão vào tháng 10 năm nay đã cuốn trôi 2 chiếc bè của người dân khiến họ gặp rất nhiều khó khăn.

Không có cầu, các hộ dân đã tự kết bè đơn giản với vài phuy nhựa, gỗ và dây để làm phương tiện qua lại. Ảnh: L.K.

Không có cầu, các hộ dân đã tự kết bè đơn giản với vài phuy nhựa, gỗ và dây để làm phương tiện qua lại. Ảnh: L.K.

Không có bè, các hộ dân ở đây gần như bị cô lập, nên vừa qua họ đã cùng nhau kết tạm một chiếc bè để di chuyển. Người dân dùng 8 chiếc thùng nhựa, ván gỗ, dây nhựa để làm chiếc bè rộng chừng 4m2. Sau đó, họ dùng một sợi dây cáp dài nối cố định 2 bên bờ sông. Mỗi lần qua lại sẽ vừa chèo bè vừa bám vào sợi dây cáp này.

Nhìn chiếc bè chấp chới trên mặt nước mỗi khi người dân qua lại mới cảm thấy được sự nguy hiểm như thế nào. Anh Hồ Văn Thịnh (37 tuổi, người dân làng Tắc Rối) cho biết, lòng sông Tranh rộng chừng 70m. Không có cầu nên người dân chỉ biết đi lại bằng cách này. Vào mùa khô, nước chảy chậm thì còn đỡ.

Cứ mỗi khi tới mùa mưa, bà con tại đây lại nơm nớp lo sợ lũ quét tràn về kèm theo đó là củi, rác trôi đầy trên mặt nước nên không dám băng sông. Họ chỉ biết quanh quẩn trong làng, không thể ra ngoài được. Hàng hóa, lương thực thực phẩm cũng vì thế không vận chuyển vào trong được.

Chiếc bè nhỏ di chuyển trên sông ẩn chứa nhiều nguy hiểm mỗi khi gặp dòng nước chảy xiết hay nước lũ tràn về. Ảnh: L.K.

Chiếc bè nhỏ di chuyển trên sông ẩn chứa nhiều nguy hiểm mỗi khi gặp dòng nước chảy xiết hay nước lũ tràn về. Ảnh: L.K.

 “Bè đơn giản thế này thì chắc chắn là không đảm bảo an toàn rồi. Nhưng vì cuộc sống thì phải chấp nhận sử dụng thôi. Lúc bè đang đi trên mặt sông, bất ngờ có dòng nước chảy xiết thì lại bị chao nghiêng. Vừa rồi cũng có 2 người dân bị lật bè nhưng rất may người dân phát hiện cứu được. Vậy nên, chúng tôi rất mong chính quyền xây dựng cho bà con 1 cây cầu để thuận tiện hơn”, anh Thịnh tâm sự.

Không chỉ có các hộ dân trong thôn mà những giáo viên đang dạy tại điểm trường Tắc Rối cũng không khỏi lo lắng trước thực tế này. Mỗi lần qua làng, các cô thầy đều vô cùng lo sợ, bất chợt có nước lớn đổ về thì không biết phải làm sao.

“Nơi đây thuộc huyện miền núi nên chúng tôi ai cũng sợ lũ quét bất ngờ. Nếu lũ quét về thì cuốn trôi đi tất cả. Nhất là những ai không biết bơi thì cứ ngồi lên bè là vừa đi vừa run sợ. Thế nên vào mùa mưa, thầy cô chúng tôi đều phải ở lại làng để đảm bảo an toàn”, thầy giáo Lê Văn Bốn, giáo viên điểm trường Tắc Rối cho biết.

Theo ông Trần Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, việc làng Tắc Rối không có cầu, phải dùng bè đi lại không chỉ là nỗi lo của người dân mà của cả lãnh đạo huyện thời gian qua. Do đó, việc xây dựng một cây cầu để cho người dân đi lại, giao thương là vô cùng cần thiết.

“UBND huyện đã nhiều lần kiến nghị với Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam nhưng chưa có kết quả cụ thể. Trước mắt, chúng tôi xác định xây dựng cây cầu treo dân sinh. Qua khảo sát thì mức kinh phí xây dựng cầu treo như thế khoảng 2,5 tỷ đồng nhưng khả năng của huyện chưa bố trí được vốn. Trong thời gian từ nay đến năm 2025, nếu không kêu gọi được thì huyện sẽ bỏ nguồn ngân sách ra đầu tư xây dựng”, ông Mẫn nói.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm