| Hotline: 0983.970.780

Đánh giá tính kháng/nhiễm bệnh đạo ôn của giống lúa NB01

Thứ Sáu 03/11/2017 , 14:50 (GMT+7)

Trải qua qua trình làm việc nghiêm túc, hết sức khoa học, Bộ môn Sinh học phân tử (Viện Di truyền Nông nghiệp) đã đánh giá chính xác được tính kháng/nhiễm bệnh đạo ôn của giống lúa NB01 bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo.

Vật liệu, phương pháp

Vật liệu gồm 1 mẫu giống lúa NB01 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia (Cục Trồng trọt) cung cấp; Giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn chuẩn CO39 và US2 do Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cung cấp; 12 nòi nấm đạo ôn chọn lọc từ bộ nấm chuẩn đại diện cho các vùng sinh thái của Việt Nam.

nb-01-khng-do-on181512504
Giống lúa NB01 của Cty CP Giống cây trồng Hải Dương gạo ngon, sinh trưởng tốt, kháng được sâu bệnh

Cụ thể, các nòi nấm đạo ôn sử dụng trong nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau, như Đông Bắc bộ có dòng I165 (Cao Bằng),  dòng I118 (Thái Nguyên), I221 (Bắc Kạn); Tây Bắc bộ có dòng I148 (Hòa Bình), I123 (Điện Biên), I95 (Sơn La); đồng bằng song Hồng có dòng I113 (Vĩnh Phúc), I2a (Hà Nội), I75 (Thái Bình); Bắc Trung Bộ có dòng I201 (Quảng Bình), I175 (Hà Tĩnh), I62 (Nghệ An)...

Phương pháp đánh giá tính kháng/nhiễm bệnh đạo ôn bằng lây nhiễm nhân tạo:

- Chuẩn bị mạ 14-21 ngày tuổi (4-5 lá) của giống lúa NB01 và hai giống lúa nhiễm chuẩn CO39 và US2.

- Chuẩn bị bào tử nấm cho lây nhiễm: Lấy những miếng giấy lọc chứa bào tử nấm bệnh đạo ôn đặt vào đĩa petry có môi trường thạch yến mạch. Để nấm bệnh phát triển trong 12-13 ngày ở điều kiện 25oC, dùng bàn chải chà bề mặt đĩa để kích thích bào tử phát triển. Đặt đĩa chứa bào tử nấm bệnh vào tủ nuôi ở nhiệt độ 25oC trong 3-4 ngày để kích thích hình thành bào tử.

- Chuẩn bị dung dịch bào tử nấm: Chuẩn bị dung dịch nước cất khử trùng với vài giọt Tween 20. Đổ dung dịch nước Tween vào đĩa giữ bào tử nấm, dùng bàn chải chải nhẹ nhàng, sau đó lọc dung dịch bào tử qua gạc 2-3 lần và giữ lạnh. Đếm số lượng bào tử nấm bằng dụng cụ hemacytometer. Điều chỉnh nồng độ bào tử đạt 5- 10 x 104 bào tử/ml.

- Lây nhiễm: Phun đều dịch chứa bào tử nấm lên các khay mạ bằng bình tích áp. Ủ các khay mạ trong buồng tối, độ ẩm 100%, nhiệt độ 25oC trong 18-24 giờ để bào tử nảy mầm. Đưa khay mạ ra ánh sáng thường, độ ẩm giữ trên 70%, nhiệt độ 25oC-28oC trong 7 ngày để nấm phát triển và gây bệnh.

Phản ứng bệnh được ghi nhận sau 7 ngày phun nhiễm nhân tạo theo thang điểm đánh giá khả năng kháng bệnh đạo ôn (IRRI, 2002). Theo đó, điểm 0 nếu triệu chứng lá lúa không có tổn thương (kháng), điểm 1 nếu lá có đốm nâu nhỏ, nhưng không hình thành bào tử (kháng), điểm 3 nếu lá có đốm bệnh nhỏ, đường kính ~ 1-2mm, tròn hoặc hơi dài (kháng), điểm 5 nếu la có tổn thương hình elip, chiều rộng ~ 1-2 mm, dài ~ 3 mm với một biên nâu (nhiễm vừa), điểm 7 nếu lá tổn thương > 3mm, nâu vàng hoặc nâu tím, hình elip lan rộng (nhiễm) và điểm 9 nếu lá tổn thương lan rộng màu xám trắng hoặc hơi xanh trên toàn bộ lá (nhiễm nặng).
 

Kết quả nghiên cứu

Giống lúa được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá tính kháng/nhiễm bệnh đạo ôn bao gồm giống lúa NB01 và hai giống nhiễm chuẩn CO39, US2. Có 12 nòi nấm đạo ôn đại diện thu thập từ các tỉnh khác nhau được sử dụng để phun nhiễm nhân tạo.

Điểm đánh giá tuân theo thang điểm tiêu chuẩn của IRRI và quy ra tính kháng (R) hoặc nhiễm (MS, S, HS). Kết quả phản ứng kháng/nhiễm với các nòi nấm đạo ôn của các dòng/giống lúa nghiên cứu được ghi nhận sau 7 ngày lây nhiễm. Tính kháng/nhiễm của mỗi dòng/giống lúa dựa trên phản ứng bệnh trung bình của các cây đưa vào đánh giá với từng nòi nấm đạo ôn.

Phân tích kết quả nhận thấy có giống lúa nhiễm chuẩn US2 có phản ứng nhiễm đến nhiễm nặng với 12 nòi nấm đạo ôn. Giống lúa nhiễm chuẩn CO39 có phản ứng nhiễm vừa đến nhiễm nặng với 12 nòi nấm đạo ôn. Giống lúa NB01 có phản ứng kháng với 8 nòi nấm đạo ôn, trong đó có 3 nòi I113, I2a và I75  thu thập tại vùng Đồng bằng sông Hồng, 2 nòi I123 và I95 thu thập tại vùng Tây Bắc bộ, 2 nòi I201 và I175 thu thập tại Bắc Trung bộ và 1 nòi I165 thu thập tại tỉnh Cao Bằng thuộc vùng Đông Bắc bộ; và có phản ứng nhiễm vừa với 4 nòi nấm (bảng dưới).

Phản ứng kháng/nhiễm bệnh đạo ôn của các giống lúa với 12 nòi nấm đạo ôn thu thập tại các vùng sinh thái:

Nòi nấm giống

Nơi thu thập

NB01

CO39

US2

I165

Đông

Bắc bộ

R

MS

S

I118

MS

HS

HS

I221

MS

HS

HS

I148

Tây

Bắc bộ

MS

HS

HS

I123

R

HS

S

I95

R

MS

HS

I113

Đồng bằng

sông Hồng

R

HS

HS

I2a

R

S

HS

I75

R

S

HS

I201

Bắc

Trung bộ

R

S

HS

I175

R

HS

HS

I62

MS

HS

HS

Số nòi kháng (R)

 

8

0

0

Nòi nhiễm vừa (MS)

 

4

2

0

Nòi nhiễm (S)

 

0

3

2

Nòi nhiễm nặng (HS)

 

0

7

10

Ghi chú: R- Kháng bệnh, S- Nhiễm bệnh, MS- Nhiễm vừa, HS- Nhiễm nặng
 

Kết luận, đánh giá

Qua kết quả đánh giá tính kháng/nhiễm bệnh đạo ôn của giống lúa NB01 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia cung cấp bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo với 12 nòi nấm đạo ôn đại diện cho 4 vùng sinh thái của Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp kết luận giống lúa NB01 có phản ứng kháng với 8 nòi nấm đạo ôn, trong đó có 3 nòi I113, I2a và I75 thu thập tại vùng Đồng bằng sông Hồng, 2 nòi I123 và I95 thu thập tại vùng Tây Bắc bộ, 2 nòi I201 và I175 thu thập tại Bắc Trung bộ và 1 nòi I165 thu thập tại tỉnh Cao Bằng thuộc vùng Đông Bắc bộ; và có phản ứng nhiễm vừa với 4 nòi nấm (2 nòi I118 và I221 thu thập tại Đông Bắc bộ, 1 nòi I62 thu thập tại Nghệ An và 1 nòi I148 thu thập tại Hòa Bình).

Kết quả đánh giá giống NB01 có khả năng kháng khá tốt với các nòi nấm đại diện của vùng Đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên vẫn biểu hiện nhiễm vừa (điểm 5) với một số nòi nấm bệnh thu thập tại các vùng sinh thái khác của Việt Nam.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.