| Hotline: 0983.970.780

Đào Duy Kỳ - Thủ lĩnh thanh niên trên mặt báo

Thứ Năm 24/03/2016 , 09:05 (GMT+7)

Năm 1935-1936, từ phong trào Đông Dương Đại hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Đào Duy Kỳ (1916-1980) nổi lên như một lá cờ đầu trong giới thanh niên.

15-57-05_minh-chu-do-duy-ky-1945
Ông Đào Duy Kỳ và vợ - Trần Thị Minh Châu (tư liệu Đào Châu Thu)

Thủ lĩnh thanh niên trên mặt báo

Lớp thanh nhiên trưởng thành giữa những năm ba mươi thế kỉ trước, thời kì cao trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), những người từng tham gia phong trào, hầu như ai cũng biết đến một cái tên khá quen thuộc: Đào Duy Kỳ.

Vốn quê gốc ở Khúc Thủy - Hà Tây, Đào Duy Kỳ sinh tại xã Trung Chính (huyện Nông Cống, Thanh Hóa). Năm 1935, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học tại trường Quốc học Huế, ông ra Hà Nội học Ban Tú tài trường tư thục Thăng Long. Bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng từ đấy, và cũng từ đấy Đào Duy Kỳ dấn thân vào một cuộc đời hết sức sôi động, trải qua bao bước gian nguy hiểm nghèo. Hai mươi tuổi, Đào Duy Kỳ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1937, khi Đảng thành lập Đoàn Thanh niên Dân chủ, Đào Duy Kỳ được chỉ định làm Tổng thư kí, với sự cộng tác của những cán bộ thanh niên đầy nhiệt huyết, như Nguyễn Thường Khanh (tức nhà thơ Trần Mai Ninh), Lê Hữu Kiều (tức nhà phê bình văn học Nam Mộc),… Cùng với các cộng tác viên của mình, thời kì này Đào Duy Kỳ chủ yếu hoạt động trên mặt trận báo chí, dùng báo chí làm công cụ tuyên truyền giác ngộ thanh niên, đưa họ vào tổ chức, hoạt động cho phong trào.

Đầu tiên ông được cử làm chủ bút báo “Bạn dân”, cơ quan hoạt động công khai của Đoàn Thanh niên Dân chủ. Năm 1938, sau khi báo “Bạn dân” bị đình bản, tờ “Thế giới” ra đời, với chủ bút vẫn là Đào Duy Kỳ.

Ngoài báo Đoàn, ông còn góp sức vào việc tổ chức và biên tập các báo xuất bản công khai của Đảng thời bấy giờ như “Thời thế”, “Tin tức”, “Le Travail”, “Notre Voix”. Với ngòi bút chiến đấu xuất sắc đầy nhiệt huyết của mình, tên tuổi Đào Duy Kỳ với bút danh Trường Sơn trở nên rất quen thuộc trong giới thanh niên cách mạng cả nước.

Tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp sụp đổ. Thực dân Pháp tiến hành một cuộc tổng khủng bố trên toàn cõi Việt Nam. Nhiều tổ chức cơ sở của Đảng và quần chúng cách mạng bị tan vỡ. Hàng loạt cán bộ đảng viên bị bắt. để bảo toàn lực lượng, Đảng chủ trương rút vào hoạt động bí mật.

Trong vòng bí mật, Đào Duy Kỳ vẫn hoạt động rất sôi nổi, lăn lộn, xông pha trên một địa bàn khá rộng, bao gồm các tỉnh trung du và miền núi. Với sự tín nhiệm cao, ông được Đảng cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, rồi Bí thư Tỉnh ủy khu D gồm các tỉnh dọc theo tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai là: Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, và đã có thời kì từng giữ Quyền Bí thư Xứ ủy Bắc Kì (năm 1940-1941).

Cuối năm 1941, sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, Mặt trận Việt Minh được thành lập, Đào Duy Kỳ được cử lên Cao Bằng tham gia biên soạn tài liệu và giảng các lớp huấn luyện cán bộ tài vùng căn cứ bí mật của cách mạng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tháng 6/1942 trên đường trở về Hà Nội, ông bị mật thám Pháp đón bắt tại làng Cổ Nhuế, một làng ngoại thành và cũng là cơ sở cách mạng.

Năm 1955, thành lập Bộ Văn hóa, Đào Duy Kỳ (1916-1980) làm Vụ trưởng Vụ Văn hóa đại chúng (nay là Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở). Lúc này phạm vi hoạt động của Vụ Văn hóa đại chúng rất rộng, bao gồm cả Thư viện Quốc gia, Sở triển lãm Trung ương, báo Sinh hoạt văn hóa,…

Thực dân dùng nhiều thủ đoạn mua chuộc Đào Duy Kỳ đều thất bại. Cuối cùng, Tòa án quân sự kết án chung thân khổ sai, đày đi địa ngục trần gian Côn Đảo.

Nhà Bảo tàng học

Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 giải phóng đất nước, ra khỏi nhà tù, chưa thể về miền Bắc, Đào Duy Kỳ ở lại làm Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến Liên tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Giữa năm 1946, Trung ương Đảng điều ông ra Hà Nội thành lập Đoàn Thanh niên Việt Nam do ông làm Tổng đoàn trưởng. Thành lập đoàn thể này nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp thanh niên còn đứng ngoài Đoàn Thanh niên Cứu quốc, cùng tham gia kháng chiến, hoạt động rất sôi nổi.

Sau khi cơ quan Trung ương dời lên chiến khu Việt Bắc, năm 1948 ông được cử làm Trưởng tiểu ban Huấn học kiêm Phó Giám đốc trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh). Từ năm 1951, ông tham gia Thường trực Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng.

Cũng như người anh của mình là học giả Đào Duy Anh, Tổng bí thư Đảng Tân Việt (một trong những tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) và người em út là học giả Đào Phan (tên thật là Đào Duy Dzếnh), Bí thư Thành ủy Hà Nội (1942), Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Quân du kích và NXB Quân du kích (nay là báo Quân đội Nhân dân và NXB Quân đội Nhân dân), dấn thân vào hoạt động cách mạng từ rất sớm.

Sau bão táp cách mạng là giông tố cuộc đời đến với mình, song họ đều bình thản đón nhận, để cống hiến cho cuộc đời những tác phẩm khoa học. Nếu Đào Duy Anh dựng cột mốc bằng các công trình từ điển học và sử học; Đào Phan nghiên cứu về Hồ Chí Minh, thì Đào Duy Kỳ gây dựng sự nghiệp Bảo tàng.

Ông là người có công thành lập Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam từ đầu năm 1959, và là Chủ tịch Hội đồng Khoa học đầu tiên của Viện. Trong giới chuyên môn và học trò đều kính trọng gọi ông là Nhà Bảo tàng học.

Đào Duy Kỳ có công lớn trong việc bảo tồn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, phát động phong trào hoạt động văn hóa quần chúng bằng cách tổ chức các câu lạc bộ, nhà văn hóa ở cơ sở nông thôn, phục hồi các lễ hội có ý nghĩa lịch sử và tôn giáo, giữ gìn các thuần phong mĩ tục của dân tộc…

Ông Hồ Mậu Đường, một lớp đàn em của Đào Duy Kỳ viết: “Tin rằng thế hệ ngày nay và cả mai sau sẽ có một sự đánh giá công bằng, thỏa đáng về một con người đã hiến trọn cuộc đời cho cách mạng, một cuộc đời trong sạch, vô tư, nhưng đã gặp bao bước thăng trầm, khuất khúc…”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm