| Hotline: 0983.970.780

Đào mốc Mộc Châu cháy hàng

Thứ Sáu 13/01/2012 , 10:43 (GMT+7)

Năm nay, khu phố bán đào rừng thu hẹp lại chỉ còn một đoạn đường chưa đầy 50 m...

* Mộc Châu nguy cơ hết đào

Vào thời điểm này năm ngoái, dọc quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mộc Châu, Sơn La người bán đào rừng chơi tết dài cả cây số. Năm nay, khu phố bán đào rừng thu hẹp lại chỉ còn một đoạn đường chưa đầy 50 m.

Giá đào năm nay so với mọi năm không tăng nhiều, song sức tiêu thụ rất chậm, duy chỉ có giống đào mốc là vẫn đắt hàng. Anh Đinh Văn Hiệp, một người buôn đào ở xã Chiềng Yên, huyện Mộc Châu môi tím tái vì lạnh xuýt xoa cho biết, bằng giờ này năm ngoái anh đã bán được hơn 80 cành đào to nhỏ thì năm nay đến giờ chưa bán nổi 30 cành.

Tôi thắc mắc có phải do năm nay giá đào đắt nên bán chậm, anh Hiệp lập tức phủ nhận ngay: “Năm ngoái một cành đào phai giá 300 ngàn - 1 triệu đồng, đào mốc 1,5 - 7 triệu đồng thì năm nay giá đào phai vẫn giữ nguyên, đào mốc đắt hơn chút ít".

Theo lí giải của anh Hiệp, sở dĩ đào phai giữ giá vì nguồn cung khá dồi dào, cộng với mấy năm nay người dân trồng mới đòa phai khá nhiều. Nhưng riêng giống đào mốc, được các đại gia lắm tiền nhiều của rất chuộng thì ngày một hiếm. Muốn có đào mốc phải đi vào tận vùng sâu vùng xa, giáp khu vực biên giới với Lào mới lấy được, sau đó phải đi bộ cả ngày trời vác đào về tới chỗ bán đào tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu nên giá rất cao.

Quả là như vậy! Cả một chợ đào tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu chủ yếu là bày bán đào phai, thi thoảng mới có một vài cành đào mốc sù sì được bày ra “mặt tiền” câu khách. Mỗi khi có người đàn ông dân tộc Mông nào chở đào mốc ra khu chợ này, ngay lập tức dân buôn bu đến mua gom ngay.

Chìa cho tôi xem tấm biên bản do UBND xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên, Sơn La phạt 300.000 đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ lâm sản, Sùng A Lầu ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu, Hòa Bình bảo, mua được 6 cành đào mốc tại một xã vùng sâu của huyện Bắc Yên hết 800 nghìn đồng, cộng tiền bị phạt qua mấy chặng khác nữa tổng cộng hết 1,7 triệu đồng. Chở đào ra đến chợ Lầu bán cất cho thương lái 1,5 triệu/cành được 9 triệu đồng, trừ hết chi phí Lầu vẫn còn 7 triệu đút túi.

Anh Kiên cho biết, vẫn những cành đào mốc mua 1 - 2 triệu/cành trên Mộc Châu nhưng khi vào tay các lái buôn dưới xuôi, ngay lập tức giá đào mốc đội lên 3 - 5 triệu đồng/cành, chẳng cần phải vất vả trèo đèo, lội suối các lái buôn lãi cả triệu/cành đào mốc.

Với thực trang khai thác đào rừng bừa bãi như hiện nay, có lẽ chỉ một hai năm nữa thôi, Mộc Châu sẽ hết sạch đào mốc?

Ngược lại với đào mốc, người bán đào phai ngồi ủ rũ. Trò chuyện với một tốp thanh niên người Mông đang đốt lửa sưởi ấm bán đào phai tại khu chợ, chúng tôi được biết họ chở đào ra Mộc Châu bán từ ba ngày nay. Thấy lô hàng đào phai của họ gần như vẫn còn nguyên, tôi hỏi sao không đi lấy đào mốc mà bán. Nghe vậy, một thành niên người Mông lắc đầu cho biết, do mấy năm nay người dưới xuôi săn đào mốc nhiều nên họ chặt hết đào mốc của nhà lẫn hàng xóm đi bán khiến đào không mọc kịp. Giờ muốn có đào mốc phải đi rất xa, thậm chí phải sang Lào mới có.

Anh ta bảo vừa rồi có mấy người trong xã sang Lào mua đào do không có giấy tờ nên bị bắt phạt mất mấy triệu nên cả xã sợ không ai dám đi lấy đào mốc về bán tết nữa. Với lại, năm nay đào ra nụ ít hơn mọi năm do thời tiết lạnh thất thường, người chơi đào sợ mua về tết không ra hoa.

Đang dùng bình ga khò lửa vào gốc đào cho chúng nhanh nở hoa, anh Trần Van Kiên, một đầu mối chuyên thu gom đào mốc cho thương lái dưới Hà Nội bật mí rằng, mấy năm nay nhiều đại gia, công ty ở Thủ đô chán chơi đào bích, đào Nhật Tân, quay sang chơi đào mốc cổ thụ bởi sự sù sì, lạ mắt. Bên cạnh đó, hoa đào mốc tuy không đậm như đào bích, đào Nhật Tân nhưng được cái hoa nở được lâu, cánh hoa lại dày nhìn hoang sơ, cổ kính.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm