Sau khi hoàn thành khóa học đào tạo nghề, các học viên mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình sản xuất |
Xuyên suốt quá trình thực hiện, hoạt động kiểm tra, giám sát diễn ra thường xuyên, liên tục. Có hệ thống chân rết bám sát địa bàn nắm bắt thông tin đã giúp cho cơ quan chuyên ngành kịp thời đưa ra phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Theo nhận định chung, việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp, từ công tác chỉ đạo đến khâu tổ chức thực hiện có bước chuyển rõ rệt, hệ thống bộ máy chỉ đạo, điều hành được kiện toàn phù hợp với nhu cầu thực tế đặt ra. Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với đó là kế hoạch thực hiện được xây dựng hết sức bài bản, chi tiết nên thành qua thu về như một lẽ tất yếu.
Đối với hệ thống đào tạo được cấp chứng chỉ, theo số liệu thống kê có gần 31.900 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề nông nghiệp theo chính sách Đề án 1956/QĐ-TTg, chiếm tỷ lệ 57,7%.
Năm 2018, theo định hướng hỗ trợ đào tạo của Bộ NN-PTNT số lao động làm việc trong các vùng sản xuất nguyên liệu của doanh nghiệp là 275 người, lao động là thành viên của HTX 60 người, lao động thuộc diện chính sách đào tạo nhằm an sinh xã hội 2.680 người, lao động nông thôn được học nghề do Trung tâm Khuyến nông đào tạo (giai đoạn 2010 – 2018) là 5.604 người.
Kết quả trên cho thấy công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm sau khi tốt nghiệp đã được các cấp chính quyền, địa phương cũng như các cơ sở đào tạo quán triệt, phổ biến sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân thông các cơ chế chính sách của Trung ương và của tỉnh. Cùng với đó là sự đa dạng trong hệ thống các ngành nghề đào tạo, điều này đã mở ra cơ hội, điều kiện cho người lao động có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với tình hình hiện tại.
Bên cạnh những mặt tích cực, nhìn chung công tác đào tạo nghề tại Nghệ An chưa thực sự tạo ra sự gắn kết bền chặt giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Về mặt khách quan, nguồn kinh phí phân bổ èo uột hàng năm, chỉ chiếm chưa đầy 50% kế hoạch là một thách thức. Cùng với đó, việc DN quy mô vừa và nhỏ chiếm phần đông cũng là nguyên nhân chính chưa tạo ra được động lực thúc đẩy thu hút lao động… Một khi gỡ bỏ được những nút thắt kể trên, tin rằng hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều hơn nữa. |