| Hotline: 0983.970.780

Đất đảo kiên cường đang cần tiếp sức

Thứ Hai 09/06/2014 , 08:16 (GMT+7)

Trong những chuyến ra khơi đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa gần đây, tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công, vây hãm, xua đuổi, cướp tài sản… tưởng như thế tinh thần bám biển của họ sẽ giảm sút. Nhưng không, phía Trung Quốc càng hung hăng táo tợn, ngư dân Lý Sơn càng tỏ rõ ý chí kiên cường./ Cứ ra biển, không sợ tàu Trung Quốc

* 3 đệ trình Thủ tướng của ngư dân Lý Sơn 

Thế nhưng vùng đảo tiền tiêu này vẫn còn nhiều thiếu thốn…

Không từ thủ đoạn nào

Từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại ngư trường Hoàng Sa cùng với đội tàu bảo vệ hàng trăm chiếc, ngư dân huyện đảo Lý Sơn khi ra đánh bắt tại ngư trường truyền thống này thường xuyên bị tàu Trung Quốc ngăn cản bằng nhiều thủ đoạn: đâm va, vây hãm, tấn công phá hủy máy móc thiết bị, nhiên liệu, lương thực và cả sản phẩm đánh bắt được.

Ngư dân Lê Túc, chủ tàu cá có số hiệu QNg-66029TS thuộc Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải vừa cập bờ Lý Sơn vào ngày 5/6 kể lại chuyện bị tàu Trung Quốc bố ráp, rượt đuổi, tấn công kinh hoàng trong chuyến biển vừa rồi tại ngư trường Hoàng Sa với giọng nói bình thản khiến tôi không thể không khâm phục. Chỉ với biểu hiện ấy đã cho thấy tinh thần thép của ngư dân Lý Sơn trước tình hình nóng bỏng hiện nay.

Biết trước chuyến biển này sẽ không an bình như những chuyến biển trước khi ngư trường mình đánh bắt đang bị Trung Quốc xâm lấn, nhưng ngư dân Lê Túc không thể ngờ mình bị ức hiếp thô bạo đến như vậy. Túc kể: Hôm đó là ngày 3/6, đang đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa thì tàu của anh bất ngờ bị lọt giữa trùng vây của 30 tàu Trung Quốc, trong đó có 28 tàu cá và 2 tàu hải cảnh.

Mở màn, tàu Trung Quốc tấn công bằng súng phun nước. Với sức nước mạnh như bão, chiếc tàu cá nhỏ nhoi của Túc như chiếc lá trước gió dữ, cứ chao đảo chực lật. Túc lệnh cho thuyền viên đóng tất cả cửa, cho tàu chạy luồn lách tránh ngọn nước.

Sức nước mạnh khiến cửa kính bị vỡ, văng mảnh cứa ngay cổ thuyền viên Lê Hùng 1 vết thương. Tất cả hệ thống thông tin liên lạc như máy Icom, máy dò, máy định vị… đều bị ngấm nước không còn hoạt động được. Cả máy phát điện cũng chìm trong nước.

Trước đó, tàu của các ngư dân thuộc Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải là Huỳnh Văn Lắm, Dương Văn Giàu (thôn Đông), Nguyễn Chí, Nguyễn Nam (thôn Tây) còn lâm thảm cảnh hơn tàu của Túc, cập bờ đầy thương tích vì bị tàu Trung Quốc đâm vỡ. Nhưng sau khi sửa chữa tàu, họ lại tiếp tục chuyến đánh bắt mới trên vùng biển Hoàng Sa.

Súng nước của Trung Quốc tấn công ngày càng dữ dội, đến nỗi chiếc tàu của Túc có lúc sắp chìm vì bị vào đầy nước. Vừa cho tàu chạy cố thoát vòng vây, thuyền viên trên tàu QNg-66029TS vừa dùng máy nổ bơm nước ra ngoài. Cuộc rượt đuổi kéo dài từ 19 giờ ngày 3 đến 2 giờ sáng ngày 4/6.

May mắn còn mỉm cười với 12 thuyền viên trên tàu của Túc, khi chạy đến khu vực đảo Tri Tôn thì gặp 21 tàu cá của Việt Nam đang tiếp cận giàn khoan, đấu tranh buộc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi ngư trường truyền thống thì mới hết bị tàu Trung Quốc uy hiếp.

Chuyến đánh bắt cũng đã đầy sản phẩm nên hôm sau (ngày 5/6) Túc cho tàu chạy vào Lý Sơn. Bán sản phẩm xong, Túc sắm ngay tổn và đang chuẩn bị mở chuyến biển mới ra lại ngư trường Hoàng Sa.

“Ngư dân Lý Sơn xem ngư trường Hoàng Sa như vườn cây, ao cá, khoảnh ruộng của nhà mình, nên không thể cam lòng nhìn người khác cướp mất.

Dù Trung Quốc có hung hăng đến mấy cũng không dập tắt được tinh thần bảo vệ chủ quyền mà ngư dân Lý Sơn được thừa hưởng từ ông cha, những hùng binh Hoàng Sa - Bắc Hải ngày xưa. Tàu tui lấy nhiên liệu, lương thực xong là sẽ quay lại ngư trường Hoàng Sa ngay”, ngư dân Lê Túc nói giọng hừng hực.

Lý Sơn cần tiếp sức

Ngư dân Lý Sơn kiên cường là vậy, xứng đáng là hậu duệ của đội hùng binh Hoàng Sa, những người tiên chinh xông pha giữa biển dữ để bảo vệ chủ quyền vùng biển này từ hàng trăm năm trước. Tuy nhiên, vùng đất đảo tiền tiêu, vùng phên giậu của Tổ quốc này vẫn đang còn nhiều thiếu thốn. Người dân Lý Sơn không sợ thiếu cơm, thiếu mắm.

Cơm, mắm đã có ngư trường Hoàng Sa cung cấp. Họ đang thiếu nghiêm trọng 1 chỗ neo đậu tàu thuyền một cách vững chãi để bảo vệ an toàn cho gần 500 tàu cá, “cần câu cơm” của hơn 20 ngàn hộ dân Lý Sơn trong những mùa mưa bão. Do cái sự thiếu này mà cơn bão xảy ra vào tháng 11/2013 đã gây hư hỏng của ngư dân Lý Sơn 60 chiếc tàu cá vì bị va đập khi neo đậu trú bão.

12-23-56_1
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn)

“Nghe tôi báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đã nhiệt liệt biểu dương tinh thần bám biển ngoan cường của ngư dân Lý Sơn, đồng thời cho rằng mỗi ngư dân là 1 cột mốc chủ quyền trên ngư trường Hoàng Sa. Thủ tướng cũng đã chấp thuận những đề nghị tôi nêu”, ông Nguyễn Quốc Chinh, cho biết thêm.

Trước bứt thiết này, đầu tháng 8/2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của ngư dân Lý Sơn.

Theo đó, dự án sẽ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu neo đậu trú bão an toàn cho khoảng 500 tàu thuyền có công suất đến 400CV/chiếc, nhằm giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra cho cộng đồng ngư dân; từng bước hình thành cơ sở hạ tầng nghề cá, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng cho huyện đảo Lý Sơn; góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện giai đoạn 1 với khoản kinh phí hơn 50 tỷ đồng, hơn 2 tháng nay dự án này “dậm chân tại chỗ” vì không bố trí được kinh phí.

Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn được coi là dự án rất quan trọng của huyện đảo này, nhất là khi mùa mưa bão đang cận kề.

Công trình vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn dừng thi công mấy tháng nay do thiếu kinh phí

Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn), cho biết: “Ngư dân rất cần 1 chỗ neo đậu an toàn để bảo vệ tàu cá trong mùa mưa bão. Khi dự án mới khởi động, ngư dân Lý Sơn vui mừng khôn xiết.

Không ngờ mấy tháng nay bỗng dừng thi công khiến họ rất lo lắng. Trong lần trực tiếp báo cáo tình hình hoạt động và tinh thần quyết tâm bám biển của ngư dân Lý Sơn với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 6/6 vừa qua, tôi cũng đã báo cáo việc này lên Thủ tướng”.

Theo ông Chinh, sau khi báo cáo với Thủ tướng, ông đã đại diện cho ngư dân Lý Sơn đệ trình lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 3 vấn đề:

Một là đề nghị các ngành chức năng thường xuyên cập nhật tình hình và những chủ trương, chính sách liên quan đến biển Đông hiện nay để ngư dân địa phương nắm bắt, thực hiện;

Hai là đối với những ngư dân có tàu cá bị tàu Trung Quốc tấn công, đâm vỡ và bị cướp máy móc tài sản được nhanh chóng tiếp cận với gói tín dụng thuộc Chương trình “Tín dụng khai thác hải sản xa bờ” 10 nghìn tỷ đồng của Chính phủ để đóng lại tàu mới tiếp tục vươn khơi bám biển bảo vệ ngư trường;

Ba là đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ vốn thi công giai đoạn 2 dự án vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn để ngư dân yên tâm bám biển.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm