| Hotline: 0983.970.780

Đắt hàng cây trụ tiêu

Thứ Ba 29/07/2014 , 08:15 (GMT+7)

Trồng tiêu trên trụ cây sống là kiểu canh tác bền vững, tạo điều kiện sinh thái phù hợp, cho phép kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế được các dịch bệnh nguy hiểm.

Trước đây, ở Tây Nguyên, trồng hồ tiêu được người dân cho leo lên các trụ chết làm bằng gỗ, xi măng, gạch... Song gần đây, bà con chuyển dần sang sử dụng trụ tiêu bằng các cây sống, như keo dậu, lồng mức, muồng đen…, khiến thị trường cây sống trồng làm trụ tiêu “hút hàng”.

Thực tế cho thấy, trồng tiêu trên các trụ chết trong điều kiện không che bóng có thể đạt được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanh chóng của những gốc tiêu, do nó ra hoa quả quá độ và sự bùng phát của nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm làm hủy diệt vườn tiêu.

Trồng tiêu trên trụ cây sống là kiểu canh tác bền vững, tạo điều kiện sinh thái phù hợp, cho phép kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế được các dịch bệnh nguy hiểm và có thể giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu.

Anh Nguyễn Xuân Thuỷ, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk) đang tìm mua cây lồng mức tại đường Nguyễn Lương Bằng, TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) cho biết: “Nhà mình có 4 đất mới mua, thấy tiêu được giá nên tính đầu tư cây giống để trồng… Muốn trồng tiêu thì phải có trụ, tuy nhiên hiện trụ gỗ giá đắt đỏ và hiếm lắm, trụ bê tông, hay trụ gạch thì tốn kém mà tiêu thường bị bệnh.

Theo tính toán của bà con nông dân, trồng 1ha hồ tiêu với mật độ 2,5 x 2,5m, thì phải đầu tư vào khoảng 100 triệu đồng để mua trụ gỗ, đó là chưa tính đến phân bón, giống. Trong khi đó, nếu trồng bằng trụ cây sống thì chi phí rất ít, chỉ bằng 1/3.

Do vậy mình tính mua ít cây lồng mức về trồng sau làm trụ. Qua tham khảo giá được biết, các loại cây như keo dậu, lồng mức, muồng đen có giá từ 3-5 ngàn đồng/cây”.

Cũng như anh Thuỷ, anh Hùng ở xã Hoà Đông, huyện Krông Păc (Đăk Lăk) chia sẻ: “Nhà tôi có 6 sào cà phê xen tiêu, trước đây tôi đã trồng thử cây lồng mức rồi. Đây là cây trồng làm trụ tiêu tốt nhất, bởi rễ nó ăn sâu, chắc, dễ xử lý, tán không to lắm, tạo điều kiện cho cây tiêu quang hợp tốt.

Vả lại khi lá rụng phân hủy nhanh tạo thành chất mùn cải tạo đất. Chỉ cần trồng cây lồng mức sau 2 năm là có thể trồng tiêu được. Hiện tôi vừa mua 200 cây tại cơ sở bán cây giống ở xã Hoà Thắng, TP Buôn Ma Thuột, giá cây lồng mức 2-3 tháng tuổi là 3,5 ngàn đồng/cây”. 

Nếu như những năm trước giá mỗi cây lồng mức (sau khi ương từ 2-3 tháng tuổi) chỉ 2-3 ngàn đồng, thì thời điểm này đã tăng lên.

Anh Trung, chủ cơ sở cây giống ở đường Nguyễn Lương Bằng cho hay: “Hiện tại ở Tây Nguyên các loại cây trồng làm trụ tiêu đang được đông đảo bà con lựa chọn, bởi giá rẻ, sử dụng lâu, chống chọi tốt với dịch bệnh... Nếu như năm trước cây keo dậu có giá 2 ngàn đồng/cây thì nay tăng lên 3,5 ngàn đồng/cây; cây lồng mức tăng từ 3 lên 5 ngàn đồng/cây, cây muồng đen tăng từ 3 lên 4 ngàn đồng/cây”.

Theo anh Trung, có thể trồng cây trụ sống 1- 2 năm trước khi trồng tiêu, mỗi năm bón phân cho cây trụ sống từ 2- 3 lần. Thời gian đầu, do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có chỗ cho tiêu leo bám nên cần trồng cây trụ tạm cùng lúc với trồng tiêu.

Khi cây trụ sống đã lớn, buộc cố định cây trụ tạm vào cây trụ sống, chuyển dần dây tiêu trên trụ tạm qua trụ sống. Hãm ngọn cây trụ sống ở độ cao 5m để tiện cho việc thu hoạch tiêu...

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.