| Hotline: 0983.970.780

Đất trồng lúa - Những vấn đề quan tâm

Thứ Sáu 20/04/2012 , 10:22 (GMT+7)

Diễn giả: PGS.TS Trần Kim Tính, ĐH Cần Thơ, PGS.TS Mai Thành Phụng, TTKN Quốc gia, Ths. Phan Văn Tâm Cty Phân bón Bình Điền

(Diễn giả: PGS.TS Trần Kim Tính, ĐH Cần Thơ, PGS.TS Mai Thành Phụng, TTKN Quốc gia, Ths. Phan Văn Tâm Cty Phân bón Bình Điền)

Đất trồng tràm chuyển sang trồng lúa thường lúa xanh tốt nhưng bị chết dần sau 30 ngày, năng suất rất thấp?

Đất trồng tràm thường có nhiều hữu cơ nên rất tốt. Tuy nhiên những ruộng này còn nhiều phèn ở tầng đất dưới nên khi cây lúa phát triển được 30 ngày, khi rễ lúa ăn sâu thì bị ngộ độc mà chết dần. Quan sát rễ lúa, nếu rễ lúa bị đen là ngộ độc hữu cơ, nếu rễ lúa có màu nâu đỏ là ngộ độc phèn sắt, nếu rễ lúa ngắn, mập, giòn hay gãy là ngộ độc phèn nhôm. Đất tràm chuyển sang trồng lúa thường bị ngộ độc cả 3 nguyên nhân trên.

Để khắc phục cần phải bón lót nhiều lân hơn, ruộng thường bón chỉ cần 300 kg lân/ha, nhưng với ruộng này cần phải bón 500 kg/ha. Khác với ruộng bình thường, ở ruộng này khi lúa được 30 ngày vẫn cần bón lân vì lúc này nhu cầu về lân của lúa rất thấp nhưng bón lân có tác dụng hạn chế phèn. Ngoài ra cần giảm phân đạm, khi phát hiện triệu chứng bị ngộ độc có thể sử dụng thêm phân bón lá.

Khi thiết kế ruộng, cần phải tạo nhiều vẹt nhỏ ở mặt ruộng để khi mưa là nước phèn có thể rọt xuống mương ngay, không gây hại cho lúa.

Công ty CP Phân bón Bình Điền có Lân Đầu trâu hạ phèn sử dụng cho những ruộng này rất tốt vì ngoài 15% lân, sản phẩm còn có 20% can xi, 20% silic và 15% ma giê, rất cần thiết cho việc chống độc cho lúa.

Sạ chay liên tục được bao nhiêu vụ? Vai trò của tầng đế cày?

Nông dân ĐBSCL có tập quán sạ chay (gieo sạ làm đất tối thiểu) nên chỉ sau một thời gian thì lúa xấu dần, năng suất thấp. Việc làm đất tối thiểu, phần lớn chỉ trục xới mà không cày làm cho đất bị dẽ, tầng đế cày ngày một nông nên rễ lúa không ăn sâu được mà chỉ ăn bàng ở trong khoảng 10 cm phía trên nên dinh dưỡng bị cạn kiệt, nhất là chất hữu cơ và các chất trung vi lượng, trong lúc các dinh dưỡng này ở tầng đất phía dưới vẫn nhiều.

Với đất ruộng lúa ĐBSCL tối thiểu mỗi năm phải cày sâu, phơi ải một lần, thường là sau vụ ĐX. Việc cày sâu để đưa tầng đế cày xuống sâu có vai trỏ quan trọng để đưa đất nhiều dinh dưỡng từ dưới lên, tạo độ thông thoáng cho sinh vật phát triển và cắt đứt mao quản để phèn không bị xì từ tầng phèn tiềm tàng lên.

Tầng đế cày rất quan trọng, nếu không có thì sẽ khó khăn trong việc cơ giới hóa nhất là thu họach bằng máy gặt đập liên hợp, nếu tầng đế cày ở nông thì lúa sẽ xấu, năng suất thấp, tầng đế cày nên ở độ sâu từ 20-25 cm.

Tưới khô ướt xen kẽ?

Để ruộng lúa khô ướt xen kẽ không những là biện pháp tiết kiệm nước mà còn là giải pháp khoa học để đạt năng suất cao. Khi cây lúa còn nhỏ cần nước để tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh, hạn chế cỏ dại. Nhưng khi cây lúa đã kín hàng (30 ngày sau sạ) lại cần ruộng khô để hạn chế chồi vô hiệu, giúp cây chuyển sang giai đoạn đòng, lúc này lúa chuyển dần từ màu xanh đậm sang xanh nhạt đến vàng tranh thì lúa sẽ làm đòng và trổ tốt hơn.

Để biết để ruộng khô đến mức nào là hợp lý nên sử dụng một ống nước có đường kính khoảng 15 cm, có đục lỗ xung quanh và ấn xuống ruộng lúa. Khi chắt nước ruộng sẽ khô dần, quan sát nếu mực nước trong ống xuống đến khoảng 15 cm thì bơm nước vào lại sau đó bón phân thúc đòng.

Trước khi thu hoạch 10 ngày, cũng cần chắt nước để ruộng khô để thi hoạch thuận tiện và thúc đấy quá trình vào chắc, chín nhanh, đồng loạt, giảm lửng lép; năng suất cao hơn.

DAP Đầu trâu siêu lân?

Thực chất đấy vẫn là phân DAP, có hàm lượng N: 18% và P: 46%. Tuy nhiên so với DAP thông thường thì sử dụng DAP Đầu trâu siêu lân chỉ cần một lượng ít hơn nhiều. Cơ chế của việc tiết kiệm của phân này ở chỗ, bình thường khi bón vào đất thì cây chỉ sử dụng được 25-30% lân, phần lớn chúng bị các chất trong đất cố định, chuyển hóa sang dạng khác cây không hấp thu được.

DAP Đầu trâu được phối chế thêm một hợp chất đặc biệt, khi bón xuống đất, chúng tạo nên một màng thông minh, màng này chỉ có rễ cây xâm nhập được mà các hợp chất muối kim loại khác lại không tiếp xúc được với lân, nhờ vậy mà chúng không biến thành các phức chất khác làm cho rễ cây hấp thu được nhiều hơn, vì vậy chỉ cần bón một lượng ít hơn.

Sử dụng liên tục NPK Đầu trâu 997,998,999 + TE liên tục được bao nhiêu vụ?

Phân chuyên dùng cho lúa NPK Đầu trâu 997,998,999 + TE là một tiến bộ kỹ thuật được Hội đồng khoa học Bộ NN- PTNT công nhận từ năm 1998 và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của Bình Điền từ hàng chục năm nay. Tuy được công nhận sớm nhưng các chuyên gia liên tục cải tiến để sản phẩm ngày một phù hợp hơn với thực tiễn.

Ví dụ, những sản phẩm này trước đây chỉ bổ sung một lượng nhỏ Ca và Mg nhưng nay lượng bổ sung lớn hơn; trước đây không bổ sung Silic nhưng nay lại bổ sung nhiều. Bởi luôn được cập nhập tình hình đất đai, đặc tính giống mới, mùa vụ theo biến đổi khí hậu nên phân chuyên dùng cho lúa liên tục được cải tiến, hoàn thiện nên nó có thể sử dụng liên tục cho nhiều năm, nhiều vụ mà không sợ thiếu, hoặc thừa các yếu tố dinh dưỡng.

Xem thêm
Quan điểm trái chiều về kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi

Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị chưa đưa lĩnh vực, cơ sở chăn nuôi vào danh mục phải kiểm kê khí nhà kính trong giai đoạn hiện nay.

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất