| Hotline: 0983.970.780

Đầu năm Ất Mùi, Đầu Trâu nói chuyện tiến bộ kỹ thuật

Thứ Sáu 06/02/2015 , 06:10 (GMT+7)

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Cty CP Phân bón Bình Điền ngày một đi lên nhờ dựa vào đường lối tự chủ, hợp tác và sáng tạo, trong đó hợp tác KHKT đóng vai trò rất quan trọng.

Ngay từ đầu, Cty đã tự xây dựng cho mình hướng đi và mục tiêu phục vụ, coi người nông dân là bạn đồng hành, sản phẩm tạo ra là để phục vụ cho người nông dân một nắng hai sương mà cuộc sống đang còn túng thiếu. Chính vì vậy mà ban lãnh đạo Cty luôn luôn đặt mục tiêu chính, là dựa vào chất lượng của sản phẩm phân bón.

Mỗi hạt phân tạo ra là phải thực sự đóng góp vào việc tăng năng suất, tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế mà không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, việc nghiên cứu ra các chủng loại phân có tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau, có phối trộn các chất trung, vi lượng đã trở nên cấp thiết.

Vậy là các tiến bộ kỹ thuật lần lượt ra đời.

1/NPK cân đối, đầy đủ

Từ năm 1997-1998, Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II đã thử nghiệm cặp phân 16-8-16 không có chứa S và phân NPK 16-8-16 có chứa S cùng với các chất trung, vi lượng khác để so sánh với dạng phân đơn do nông dân áp dụng.

14-53-30_4614-53-30_dp-vil

Thí nghiệm thực hiện trên vườn cà phê vối tại Đăk Lăk cho thấy bón NPK 16-8-16 không có các chất trung, vi lượng đã mang lại năng suất cao hơn nền bón phân đơn là ure, lân, kali của nông dân là 590 kg cà phê nhân/ha, tăng 34,3%. Tiền lời cao hơn nền phân bón của nông dân là 6.690.000 đ/ha (giá của năm 1998).

Điều này cho thấy chỉ mới bón phân trộn có tỷ lệ cân đối đã mang lại năng suất cao hơn, lợi nhuận cũng cao hơn nền sử dụng phân đơn của nông dân.

Điều thú vị hơn là cũng loại phân NPK 16-8-16 nhưng có bổ sung chất S và các chất trung, vi lượng khác thì còn cho năng suất cao hơn đối chứng rất đáng kể: Năng suất cao hơn nền phân đơn là 955 kg cà phê nhân hay 55,5% và so với nền bón NPK 16-8-16 không có trung, vi lượng thì vẫn cho năng suất cao hơn đến 365 kg cà phê nhân, hay 15,8%.

Nhờ những bằng chứng cụ thể như vậy nên các loại phân NPK Đầu Trâu hầu từ đó hết đều được bổ sung thêm đầy đủ các chất trung, vi lượng và gọi tắt là phân Đầu Trâu NPK+TE. Các loại phân này đã thể hiện tính ưu việt của nó ở khắp các vùng trong và ngoài nước.

2/Sản phẩm Agrotain

Là một chất hoá học có tên là N(n-butyl) Thio-phosphoric-Triamide, có công thức phân tử là C4H14N3PS.

Chất này được các nhà khoa học nghiên cứu chi tiết trong thập kỷ cuối của thế kỷ 20, khi chất đạm là ure được bọc bởi chế phẩm này chỉ cần một lượng nhỏ, khoảng 0,2-0,3% có khả năng ngăn chặn hoạt tính của men Urease -  thủ phạm gây ra mất N nhanh chóng của phân đạm ure - khi ure được bọc chế phẩm này thì có thể tiết kiệm được 25-50% lượng phân ure bón vào đất.

Không dừng lại ở các tiến bộ trên, Phòng Nghiên cứu Phát triển sản phẩm đang cùng Hội đồng cố vấn khoa học của Bình Điền tiếp tục tìm kiếm và cải tiến để cho hạt phân Đầu Trâu vốn đã chất lượng cao sẽ có thêm chất lượng cao hơn nữa.

Kết quả là chất này được thương mại hóa dưới tên gọi là Agrotain và Cty Agrotain Quốc tế của Hoa kỳ có trụ sở tại thành phố Luis, bang Missuori SX và phân phối, Cty Bình Điền được độc quyền sử dụng và phân phối tại VN cũng như một số nước Đông Nam Á.

Từ đó sản phẩm đạm ure màu vàng có tên là Đầu Trâu 46A+ đã được Cty phối trộn với ure đóng bao 35 kg thay cho bao ure 50 kg được phổ biến rộng rãi.

Chỉ tính từ năm 2010 cho đến nay, Cty đã cung cấp cho SX hàng trăm tấn đạm vàng 46A+, tiết kiệm cho SX hàng ngàn tỷ đồng, đặc biệt là hạn chế được tình trạng sử dụng phân ure bất hợp lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường rất đáng kể.

3/Chế phẩm Avail

Là một chế phẩm co-polymer bao gồm 2 acid Maleic (C4H4N04) và Itaconic (C5H604).

Chế phẩm này khi bọc với chất lân, bất kỳ dạng phân lân nào, khi bón vào đất cũng có khả năng bảo vệ chất lân khỏi các ion Fe, Al giữ chặt, do đó đã giúp làm tăng hiệu quả sử dụng lân của cây dao động từ 20-50%, tuỳ mức độc độc tố (Fe, Al, Ca, Mg) trong đất nhiều hay ít.

Từ năm 2012 Cty Bình Điền cũng trở thành nhà độc quyền phân phối chế phẩm này. Hiện nay loại phân DAP-Avail đóng bao 35 kg cũng thay thế cho bao phân DAP 50 kg đang được phổ biến rộng rãi. Nhờ có tiến bộ này mà đã giúp nông dân tiết kiệm được lượng phân lân rất đáng kể.

4/Chế phẩm Penac-P

Là một chế phẩm không phải là phân mà là chất có chức năng giống như chất chuyển năng lượng, được chế dưới dạng nano, thành phần chủ yếu là Si02 và một số chất khoáng khác, có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tăng cường sức khoẻ cho cây, góp phần làm tăng năng suất, hiệu quả giống như một chất dinh dưỡng thực thụ.

Chế phẩm này đã được Bộ NN-PTNT công nhận để sử dụng làm phân bón cho cây trồng theo quyết định số 860/QĐ/BNN-KHCN, ngày 6/3/1998. Hiện nay Penac-P cũng đã có mặt trong các loại phân NPK của Bình Điền.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm