| Hotline: 0983.970.780

Đầu Trâu+Avail, Đầu Trâu+A-A là gì?

Thứ Tư 21/11/2018 , 07:20 (GMT+7)

Vừa qua, Bộ NN- PTNT tổ chức Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong 5 năm thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

Tại đây, Công ty CP Phân bón Bình Điền vinh dự là 1 trong 53 doanh nghiệp tiêu biểu được nhận Danh hiệu “Doanh nghiệp vì Nhà nông” lần thứ 2.
 

Cách phân biệt các loại phân bón Đầu Trâu

Cũng tại lễ tuyên dương, sản phẩm phân bón Đầu Trâu+Avail, Đầu Trâu+A-A của Bình Điền là 1 trong 45 sản phẩm tiêu biểu nhận được nhận Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ 3 (các sản phẩm phân bón NPK Đầu Trâu, Đầu Trâu chuyên dùng, Đầu Trâu+TE, Đầu Trâu+Agrotain đã được giải thưởng Bông lúa vàng lần thứ 1, thứ 2 vào các năm 2012, 2015).

Phân bón Đầu Trâu+A-A dùng để chỉ, trong loại phân đấy có chứa 2 chất mới, có khả năng tăng hiệu suất sử dụng đạm (N) và lân (P2O5) lên từ 20-40% (lấy trung bình là 30%), đó là Agrotain và Avail. Như vậy A-A là 2 chữ cái đứng đầu của 2 chất này. Phân nào có chứa đủ 2 chất này đều gọi là phân Đầu Trâu+A-A. Còn phân nào chỉ chứa 1 chất hoặc Avail hoặc Agrotain thì gọi là Đầu Trâu+Avail hay Đầu Trâu+Agrotain.

11-29-40_img_0380

Các sản phẩm đầu tiên thuộc dòng phân bón Đầu Trâu+Avail là Đầu Trâu 46P+ và Đầu Trâu DAP-Avail, đã được bà con nông dân tin dùng và sử dụng rộng rãi. Các sản phẩm đầu tiên thuộc dòng Đầu Trâu+A-A là Đầu Trâu TEA1, Đầu Trâu TEA2, Đầu Trâu 215, Đầu Trâu TE215, là các sản phẩm Đầu Trâu đa năng có A-A chứa trong phân.

Đầu Trâu 215 là cách gọi dễ nhớ của sản phẩm Đầu Trâu NPK 20-20-15 đa năng có chứa A-A nhưng không có thêm TE, còn Đầu Trâu TE215 chính là Đầu Trâu NPK 20-20-15+TE có chứa cả A-A và TE. 2 loại phân bón này là phân đa năng, dùng cho cây nào cũng được, nhưng tùy thuộc vào sản phẩm thu hoạch để bổ sung thêm kali vào giai đoạn từ ra hoa trở đi. Ví dụ với cây mía, cây khoai, cây sắn hay cây bắp….

Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa, ví dụ NPK+TE A1 và Đầu Trâu NPK+TE A2, 2 loại phân này cũng được bổ sung cả 2 hoạt chất nói trên nên thuộc loại phân A-A. Để cho người sử dụng phân biệt dễ dàng, công ty dùng ký hiệu A1 và A2 để chỉ thứ tự sử dụng bón thúc trước và sau theo thời gian sinh trưởng của từng loại cây.
 

Hợp cả đất phù sa ngọt, đất phèn

Các loại phân A-A dùng cho cây nào cũng tốt. Tuy nhiên do là phân mới ra đời nên cũng có người chưa hiểu, nên đặt câu hỏi: Phân NPK Đầu Trâu có chứa Agrotain và Avail bón cho đất phù sa mang lại hiệu quả rất cao, vậy có thể sử dụng cho đất phèn được không, bón như thế nào, liều lượng bao nhiêu, và bón lâu có ảnh hưởng gì đất không?

Xin trả lời rằng trong các loại phân này tác dụng chính là thành phần dinh dưỡng chứa trong phân, còn 2 chất A-A chỉ có chức năng làm tăng hiệu quả sử dụng của phân nên đất nào cũng đều sử dụng được. Để cho dễ hiểu, chúng tôi xin giới thiệu kết quả một số bà con đã sử dụng trên đất phù sa ngọt và trên đất phèn để tiện tham khảo.

Đầu tiên là khảo nghiệm hiệu lực nông học và hiệu quả kinh tế của phân NPK Đầu Trâu A1 và A2 đến năng suất lúa tại hộ của ông Nguyễn Anh Tuấn, xã Vĩnh Hạnh, huyện Châu Thành (An Giang), trong vụ lúa ĐX 2013-2014, cho kết quả vượt mong đợi.

Trong khảo nghiệm này, nền phân Đầu Trâu A1 và A2 bón liều lượng 77kg N+49 kg P2O5 và 42 kg K2O/ha để so sánh với nền phân do ông Tuấn bón là 260 kg Urea+150 kg DAP thường và 120kg Kali, tính ra nguyên chất là 147 kg N+ 69 kg P2O5 và 72 kg K2O/ha. So với nền phân Đầu Trâu thì ông Tuấn đã bón cao hơn là 70kgN+20 kg P2O5 và 30 kg K2O/ha.

Số phân dôi ra này tương đương 152kg phân Ure+125kg Super lân và 50 kg phân kali/ha. Do bón nhiều phân nên chi phí cao hơn, nhưng năng suất lúa thấp hơn nền phân Đầu Trâu là 400kg/ha, dẫn đến giá thành lúa của ruộng ông Tuấn cũng cao hơn. Do đó dù giá lúa bán như nhau, nhưng tiền lời từ ruộng luá ông Tuấn thấp hơn 1,7 triệu đồng/ha.

Trình diễn tại hộ ông Nguyễn Văn Khải, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (trong mô hình VietGAP), sử dụng phân Đầu Trâu A1 và A2 bón 79 kg N+30 kg P2O5 và 49 kg K2O/ha. Còn ruộng ông Khải bón 210 kg Urea; 180 kg DAP thường và 99 kg Kali, tương đương với 99kg N+ 83 kg P2O5 và 89 kg K2O/ha.

Như vậy ruộng ông Khải dù đã tuân thủ theo mô hình VietGAP vẫn bón cao hơn nền phân Đầu Trâu là 20 kg N+53 kg P2O5 và 40 kg K2O/ha, tương đương với 43 kg Ure + 331 kg Super lân và 67 kg phân Kali/ha. Ông Nguyễn Văn Khải là nông dân tiên tiến, ông biết áp dụng kỹ thuật VietGAP khá tốt, nhưng nguồn phân dùng dù cao hơn nền phân Đầu Trâu, vẫn thu được năng suất thấp hơn nền phân Đầu Trâu, tổng thu thấp hơn nên lợi nhuận thấp hơn nền phân Đầu Trâu 4,6 triệu đồng/ha.

Kết quả này trả lời rõ ràng là dùng phân Đầu Trâu có chứa Agrotian và Avail trong dạng phân A1 và A2 ở trên đất nào cũng tốt, ở vùng đất phèn lại còn tốt hơn cả vùng đất phù sa ngọt. Vì vậy bà con có thể yên tâm sử dụng phân bón này.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.