| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên:

Đầu tư 'mạnh' cho cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giảng dạy

Thứ Ba 09/04/2024 , 08:14 (GMT+7)

Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường nhằm nâng chất lượng công tác giảng dạy và học tập.

Năm 2024, TP. Thái Nguyên đầu tư trên 82 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS.

Năm 2024, TP. Thái Nguyên đầu tư trên 82 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS.

TP. Thái Nguyên đầu tư trên 82 tỷ đồng

Nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy và học, năm 2024, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch đầu tư trên 82 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn.

Trong đó, cấp mầm non được đầu tư trên 21 tỷ đồng, cấp tiểu học được đầu tư trên 52 tỷ đồng, cấp THCS được đầu tư gần 9 tỷ đồng.

Theo đó, TP. Thái Nguyên sẽ đầu tư xây dựng mới, sửa chữa 230 phòng học, phòng phụ trợ, phòng chức năng... Cấp tiểu học sẽ được đầu tư nhiều nhất với 109 phòng xây mới, sửa chữa. Cấp mầm mon được đầu tư 66 phòng và cấp THCS được đầu tư 55 phòng.

Đối với việc mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, thành phố dự kiến đầu tư gần 660 bộ máy vi tính, trên 160 máy chiếu đa năng, trên 300 ti vi... cho các nhà trường.

TP. Thái Nguyên hiện có 120 trường công lập ở 3 cấp học, với gần 74.000 học sinh. Thời gian qua, thành phố đã dành nhiều nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các phòng học tập, phòng chức năng; mua sắm trang thiết bị dạy và học cho các nhà trường.

Tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 690 trường mầm non và phổ thông, trong đó có gần 250 trường mầm non, 210 trường tiểu học, gần 200 trường THCS, 36 trường THPT. Số trường công lập là gần 650, trường ngoài công lập là gần 40 trường.

Bố trí nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên Phạm Việt Đức, thời gian qua, ngành GD-ĐT tỉnh đã tham mưu với UBND tỉnh và các địa phương quan tâm, bố trí kinh phí đầu tư xây mới và sửa chữa các phòng học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Đồng thời tiến hành quy hoạch, rà soát và điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học; sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thu gọn điểm trường trên địa bàn tỉnh.

"Cùng với đó, hằng năm, ngành GD-ĐT đã thực hiện rà soát, đánh giá khách quan, đúng thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị của các nhà trường, cơ sở giáo dục, xây dựng kế hoạch bổ sung thiết bị còn thiếu, ưu tiên các hạng mục công trình, thiết bị tối thiểu. Đặc biệt là quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với trường mầm non, phổ thông; danh mục thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi bảo đảm đủ về số lượng, đúng về chủng loại và đạt chuẩn theo quy định", ông Phạm Việt Đức chia sẻ.

Tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đến hết năm 2025, trong các nhà trường đảm bảo đủ phòng học bộ môn, phòng chức năng và các hạng mục tối thiểu.

Tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đến hết năm 2025, trong các nhà trường đảm bảo đủ phòng học bộ môn, phòng chức năng và các hạng mục tối thiểu.

Cũng theo Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên, một trong những giải pháp được ngành GD-ĐT quan tâm là tập trung nguồn lực, ưu tiên bố trí ngân sách Trung ương, địa phương và nguồn vốn khác... đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, thiết bị cho các trường mầm non và phổ thông theo lộ trình của Chương trình giáo dục phổ thông và phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

"Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư, mua sắm, ngành GD-ĐT Thái Nguyên còn hướng dẫn các nhà trường tăng cường bảo quản và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; có kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo khai thác và sử dụng đạt hiệu quả", lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên cho hay.

Theo đó, với nhiều nỗ lực của ngành, địa phương và sự hỗ trợ tích cực từ các nguồn lực xã hội, đến nay, mạng lưới trường, lớp các cấp học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được củng cố, phát triển, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.

"Nhằm phục vụ tốt công giảng dạy và học tập, thời gian tới, ngành GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng bổ sung phòng học, phòng bộ môn; mua sắm bổ sung thiết bị tối thiểu tại các trường còn thiếu. Phấn đấu đến hết năm 2025, trong các nhà trường đảm bảo mỗi lớp có 1 phòng học riêng, đủ phòng học bộ môn, phòng chức năng và các hạng mục tối thiểu; có đủ trang thiết bị tối thiểu, đồ dùng phục vụ dạy học...", Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên Phạm Việt Đức khẳng định.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.