| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp

Thứ Năm 29/09/2016 , 13:10 (GMT+7)

Theo báo cáo dự án “Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Nam Trung bộ” của Viện Quy hoạch Thủy lợi:

Hiện tỉnh Phú Yên đã hình thành vùng lúa chất lượng cao khoảng 10.000ha, tập trung tại các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa. Cây công nghiệp hằng năm ổn định và phát triển diện tích trồng mía, từng bước áp dụng giải pháp tưới tiên tiến cho vùng nguyên liệu của 2 nhà máy đường Tuy Hòa, Sơn Hòa với diện tích 19.000ha (Sơn Hòa, Sông Hinh...).

Cây hàng năm phát triển vùng ngô, lạc tập trung với diện tích 7.000ha tại các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Tuy An, Tây Hòa, Phú Hòa. Cây rau an toàn theo mô hình VietGAP được quy hoạch là 880ha (toàn tỉnh), tập trung tại các huyện Đồng Xuân, Tuy An, Phú Hòa, Sơn Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa và thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa.

Hiện nay, vùng lúa chất lượng cao 10.000ha đang được cấp nước ổn định từ hồ Đồng Cam. Tuy nhiên, cần phải sửa chữa, nâng cấp trạm bơm Nam Bình để tưới ổn định 790ha, trong đó có 270ha mía, 470ha ngô tập trung và các loại cây trồng khác. Đồng thời, cần xây mới 23 công trình như hồ Mỹ Lâm, hồ Cà Lúi, hồ Sông Bạc, hồ Đồng Ngang, kênh đập sông Con... để tạo nguồn cấp nước cho gần 17.600ha, trong đó mía hơn 8.500ha; ngô, lạc, rau màu: 4.135ha và các cây khác.

Theo quy hoạch, vùng nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ của tỉnh Phú Yên có tổng diện tích khoảng 2.200ha, tập trung ở hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa), đầm Cù Mông (thị xã Sông Cầu), đầm Ô Loan (huyện Tuy An); tôm giống được nuôi nhiều tại thị xã Sông Cầu với 85ha.

Giải pháp cấp nước cho các khu vực này là kéo dài kênh chính Đồng Cam cấp nguồn cho 180ha ở Tuy An. Kéo dài kênh chính đập Hà Yên cấp nước cho 84ha ở Tuy An. Xây dựng hồ Mỹ Lâm, cấp nước cho 952ha vùng Đông Hòa. Xây dựng hồ Đồng Ngang, cấp nguồn cho 120ha ở Tuy An và xây dựng hồ Đồng Sơn, cấp nguồn cho 30ha thị xã Sông Cầu.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.