| Hotline: 0983.970.780

Đầu voi nhà bị chảy máu là do cây rừng đâm?

Thứ Năm 10/02/2022 , 16:39 (GMT+7)

Theo giải trình của chủ voi nhà ở Đăk Lăk, đầu voi chảy máu là do bị cây đâm trong lúc đi từ rừng về khu du lịch chứ không có chuyện bị bạo hành.

Ngày 10/2, Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và QLBVR tỉnh Đăk Lăk đã có báo cáo gửi UBND tỉnh và các đơn vị liên quan đến thông tin hoạt động du lịch cưỡi voi trong dịp Tết.

Theo báo cáo, những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán hình thức du lịch cưỡi voi vẫn diễn ra tại các điểm du lịch. Đến ngày 8/2, trên các trang mạng, báo lan truyền một số hình ảnh cưỡi voi và bạo hành voi.

Ngày 9/2, Trung tâm đã phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch và Công ty du lịch Cầu treo huyện Buôn Đôn đến gặp trực tiếp chủ voi để xác minh vụ việc.

Qua làm việc, ông Y Gai Bya (chủ voi) đã có bản tưởng trình về việc voi bị chảy máu là do cây rừng đâm vào tai trong quá trình di chuyển từ rừng về trung tâm du lịch chứ không hề có hành vi bạo hành voi.

Chủ voi ở Đăk Lăk khẳng định không bạo hành voi. Ảnh: N. An.

Chủ voi ở Đăk Lăk khẳng định không bạo hành voi. Ảnh: N. An.

Trước đó, trong dịp Tết Nguyên đán, Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và QLBVR tỉnh Đăk Lăk đã đến các đơn vị phục vụ du lịch cưỡi voi tuyên truyền vận động chủ voi, nài voi không thực hiện các hành vi đánh đập, bắt voi làm việc quá sức gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Những ngày trước, trên mạng xã hội đang lan truyền bài voi bị hành hạ, oằn mình cõng khách du lịch. Theo bài viết, hồi bé hay được nghe hát bài "Chú voi con ở Bản Đôn", hôm nay tác giả đến với Buôn Ma Thuột mới hiểu sao voi ở đây mãi là "trẻ con", vì ngà cứ mọc ra là bị cưa. Lông đuôi cứ mọc là bị cắt với quan niệm cổ hủ về việc lông voi sẽ mang lại may mắn.

Du khách này viết: “Đến với hồ Lak - Bản Jun có ngay dịch vụ cưỡi voi ở ngay bên hồ, khách tham quan thay vì chèo thuyền độc mộc thì có thể cưỡi voi xuống hồ tham quan cảnh hùng vĩ nước non. Mỗi nhân viên hướng dẫn voi đều cầm một cây gậy với phía đầu là móc sắt nhọn dùng để móc vào tai và đầu voi điều hướng đi và "răn" chúng. Đầu con nào cũng chằng chịt những vết thương cũ và mới... Còn ở bản Đôn ngày Tết có 6 con voi, chúng làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ và chỉ nghỉ 30 phút giữa trưa với tần suất khách tới thăm hàng ngày lên đến vài nghìn người, người đợi để được cưỡi voi thì xếp hàng dài...”.

Nhiều chủ voi sẵn sàng bán lông đuôi voi khi khách có nhu cầu. Ảnh: N. An.

Nhiều chủ voi sẵn sàng bán lông đuôi voi khi khách có nhu cầu. Ảnh: N. An.

Ngay sau khi bài viết đăng tải đã thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận. Nhiều người lên án hành vi bắt voi phải phục vụ con người quá sức.

Hiện tỉnh Đăk Lăk còn 37 con voi nhà tập trung tại các huyện Lăk và Buôn Đôn, trong đó đa số đã quá tuổi sinh sản. Gần 40 năm trở lại đây, voi nhà tại Đăk Lăk chưa có cá thể voi con nào sinh ra. Trong khi voi nhà đang già đi và chết dần.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.