| Hotline: 0983.970.780

Đậu xanh 'sống chung' với hạn

Thứ Tư 27/04/2016 , 07:15 (GMT+7)

Trước tình trạng hạn hán khốc liệt, bà con ở vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thâm canh đậu xanh trúng lớn, chăm sóc tốt có thể đạt 500kg/công, trừ chi phí còn bỏ túi 5 - 7 triệu đồng.

Ghé thăm nhà người quen tại xã Trần Hợi, tôi mới thấy hết được sự tiếc nuối của ông anh làm vụ lúa trễ quá, không kịp xuống vụ đậu xanh lên đành giương mắt nhìn bà con bên sông thu hoạch, nhận tiền triệu mà tiếc đứt ruột.

Anh Tư Khuyến nói rằng: Năm nay bà con làm vụ đậu xanh trúng quá, nhà nào cũng đạt năng suất trung bình từ 3 tấn/ha, giá bán ổn định ở mức 23.000 - 25.000 đồng/kg. “Xéo bên sông nhà tui đây, vụ đậu xanh rồi Bảy Thanh làm 8 công, sau gần 3 tháng sắm hơn 1 lượng vàng. Nhất định năm sau tui phải tranh thủ vụ lúa để làm thêm vụ đậu xanh”, anh Tư Khuyến khẳng định.

Theo người dân địa phương, đã khoảng 5 - 6 năm nay, họ tranh thủ xuống giống lúa vụ ĐX sớm, thu hoạch trước tết. Sau đó, khoảng 1 tuần họ mang hạt đậu xanh ra ruộng xuống giống. Cả vụ mùa chưa tới ba tháng, trên mỗi ha đậu xanh có lãi từ 40 - 50 triệu đồng. Tính ra thu nhập từ 1 vụ đậu xanh cao hơn 2 vụ lúa.

Mô hình trên phát triển mạnh tại các xã Khánh Hưng, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi… Trước đây, bà con nơi đây chủ yếu đưa các loại rau màu như bầu, bí, dưa gang hay dưa hấu xuống ruộng, nhưng vụ màu thường gặp nhiều khó khăn do thiếu nước tưới. Trồng đậu xanh ít công chăm sóc, cho thu nhập cao nên được bà con chuộng.

Đã thu hoạch hơn 1ha đậu xanh trong giai đoạn chính vụ, gia đình ông Trịnh Hoàng Anh đang thu mót lại những mẻ cuối. Với niềm vui trúng mùa, ông Hoàng Anh phấn khởi khoe: "Sáng nay gia đình mới bán 134kg đậu thu mót lần đầu với giá 25.000 đồng/kg, tổng cộng vụ này thu được gần 80 triệu đồng. Nhờ đậu xanh, gia đình mới mua được chiếc xe Exciter hơn 40 triệu đồng mà vẫn còn dư chút ít".

Ông Hoàng Anh chia sẻ thêm, khoảng giữa tháng 12 (âm lịch) hằng năm bà con xuống giống đậu xanh. Sau đó chỉ cần tưới phân 2 lần vào lúc cây được 15 và 35 - 40 ngày tuổi. Đến khoảng 60 - 70 ngày thì cho thu hoạch. Giai đoạn thu hoạch chính vụ kéo dài trong khoảng 15 ngày thì cây bắt đầu tàn. Tuy vậy, cây vẫn cho thu mót được 2 - 3 lần nữa.

14-44-51_ong-trinh-hong-nh-dung-tren-ruong-du-xnh-chi-se-voi-chung-toi-trong-niem-vui-trung-mu-2
Ông Hoàng Anh chia sẻ niềm vui trúng mùa

“So với trồng các loại rau màu khác thì đậu xanh rất nhàn, không cần tưới nước, rất ít công chăm sóc. Trong khi đó, khó khăn cơ bản của vụ mùa là thiếu nhân công để thu hoạch, dẫn đến giá nhân công tăng mạnh, chi phí thuê thu hoạch có thể chiếm tới 30% số tiền thu được”, ông Hoàng Anh nói.

Ông Nguyễn Bé Bảy, Trưởng ấp 5, xã Trần Hợi  cho biết, năm nay hạn hán quá, mới vào đầu vụ màu mà đã hết nước tưới, bà con trồng các loại rau màu gặp nhiều khó khăn. Nhiều người không chủ động nạo vét kênh mương trữ nước nên bị thiệt hại khá nặng. Ước có khoảng 30% diện tích màu xuống không cho thu hoạch. Trong khi đó, cây đậu xanh lại phát triển tốt...

Ông Sử Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho biết, vụ đậu xanh năm nay toàn huyện xuống giống hơn 1.000ha, tăng 259ha so với năm 2015. Cây đậu xanh chịu hạn tốt hơn so với các loại rau màu khác. Ngoài ra, trồng đậu xanh còn giúp cải tạo đất, tăng chất dinh dưỡng cho vụ mùa sau. Huyện khuyến khích bà con chuyển đổi sang trồng cây đậu xanh để được lợi ích kép.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.