| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 22/08/2019 , 09:01 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 09:01 - 22/08/2019

Đẩy mạnh hoạt động pháp lý bảo vệ người tiêu dùng

Sau 9 năm áp dụng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 đã bộc lộ không ít bất cập và hạn chế.

Hình mang tính minh họa.

Bộ Công thương vừa có báo cáo Chính phủ và đề nghị sửa đổi luật này, trong đó có hai nội dung quan trọng được nhấn mạnh: Thứ nhất là quyền lợi của người tiêu dùng ở các giao dịch thương mại điện tử chưa được chú ý. Thứ hai là phải tạo cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Thực tế chứng minh, việc tuyên truyền và phổ biến Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 vẫn chưa rộng khắp. Hầu như chỉ có những người tiêu dùng ở các đô thị thông qua sự tham vấn của luật sư thì mới biết được họ có quyền khiếu nại và tố cáo những sự gian dối và khuất tất của đơn vị cung cấp sản phẩm và dịch vụ.

Trước khi có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, thì tranh chấp giữa khách hàng và doanh nghiệp, hoặc giữa người bán và người mua, đều diễn ra dưới hình thức cãi vã và xung đột dân sự.

Từ năm 2010 đến nay, dựa vào Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, số vụ khiếu nại được giải quyết hợp tình, hợp lý cứ tăng dần lên. Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2011 có 26 vụ, nhưng năm 2013 đã có 450 vụ. Từ năm 2014 đến năm 2018, trung bình mỗi năm có trên 1.500 vụ. Rõ ràng, cộng đồng đang ý thức rõ ràng hơn về quyền lợi chính đáng mà người tiêu dùng xứng đáng được bảo vệ theo khuôn khổ pháp luật.

Với tốc độ công nghệ số ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt cuộc sống, thì người tiêu dùng đang lọt giữa mê hồn trận thương mại điện tử. Xin nêu một ví dụ cụ thể, Công ty sách Trí Việt - First News tại TP.HCM công khai họp báo tố cáo nhiều nhà sách trên mạng đã bán sách lậu và sách giả, trong đó có những địa chỉ quảng cáo rất rầm rộ như Tiki, Sendo, Lazada…

Bằng chứng thuyết phục, Công ty sách Trí Việt - First News đòi được quyền lợi cho thành quả lao động sáng tạo của họ. Tuy nhiên, hàng vạn cuốn sách lậu và sách giả đã bán qua các giao dịch thương mại điện tử, thì người mua không biết phải làm sao, đành ngậm bồ hòn làm ngọt! Mỗi sản phẩm đánh lừa người tiêu dùng có giá vài chục ngàn đồng thì không đáng kể, nhưng con số này nhân lên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn khách hàng sẽ là món hời béo bở cho những kẻ gian lận!

Một trong những biểu hiện khiến người tiêu dùng bị coi thường là các loại danh hiệu được phong tặng tràn lan. Nhãn mác “chất lượng quốc tế”, “thương hiệu vàng” hoặc top nọ, top kia cũng làm người tiêu dùng mất cảnh giác với sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Để chấn chỉnh tình trạng bát nháo danh hiệu, cần có biện pháp chế tài mạnh mẽ hơn.

Một động thái đáng hoan nghênh là Bộ Nội vụ đã thành lập đoàn kiểm tra để làm việc với Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, nơi đã gây nhiều thị phi như trao danh hiệu “Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam năm 2017” cho doanh nghiệp Vinaca (làm giả thuốc trị ung thư bằng… than tre) và trao danh hiệu “Nữ hoàng văn hóa tâm linh” bức xúc dư luận xã hội.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm