| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông mới

Thứ Hai 18/07/2022 , 09:24 (GMT+7)

Kinh tế tập thể, hợp tác xã đã và đang giúp cho người nông dân nâng cao thu nhập trên từng đơn vị diện tích ngày càng bền vững hơn.

Sản xuất chủ động hơn

Hiện nay, các ngành chức năng tỉnh Long An đang tập trung tổ chức cho nông dân sản xuất đi theo quỹ đạo HTX, chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Tại HTX sản xuất, dịch vụ và thương mại nông nghiệp Hương Trang (huyện Mộc Hoá) hiện có 169 thành viên, canh tác hơn 500 ha lúa. Phương thức tổ chức sản xuất của HTX là tổ chức họp định hàng tháng kỳ để triển khai phương án sản xuất, thống nhất mùa vụ xuống giống đồng loạt, cùng trồng một giống lúa, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng như lịch bơm tưới vào từng thời điểm cho phù hợp. Nói về đầu ra sản phẩm, ông Trần Văn Sữa, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX cho hay: “Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc HTX làm cầu nối ký kết hợp đồng với Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Ngọc Lợi, Công ty Đại Tài,... Sau đó giữa nông dân và doanh nghiệp cũng phải ký hợp đồng thỏa thuận thu mua nên giá sản phẩm luôn ổn định và cao hơn giá thị trường từ 300 - 500 đồng/kg và không lo thương lái ép giá”.

Sản xuất nông nghiệp chủ động hơn nhờ HTX làm càu nối liên kết sản xuất. Ảnh: Thanh Phong.

Sản xuất nông nghiệp chủ động hơn nhờ HTX làm càu nối liên kết sản xuất. Ảnh: Thanh Phong.

Còn ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc HTX Mỹ Thạnh (huyện Thủ Thừa) cũng cho biết: HTX đã kết nối được với nhiều chuỗi cửa hàng, siêu thị lớn tại TP.HCM nên việc tổ chức sản xuất cũng chủ động hơn. Các thành viên đều phấn khởi vì đã tính được lợi nhuận ngay khi bắt tay vào vụ sản xuất. Internet, thương mại điện tử đã giúp HTX xóa bỏ hoàn toàn mọi rào cản về khoảng cách không gian và thời gian trong kinh doanh. Nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến, lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Giám đốc HTX Rau an toàn Phước Thịnh (huyện Cần Giuộc) Đặng Duy Dũng chia sẻ: Sản phẩm của HTX đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, giúp mở rộng được kênh tiêu thụ. Thông qua đó, HTX nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Nhờ đó, đã chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất đã nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho các thành viên.

Hiện nay, toàn tỉnh Long An đã xây dựng được 25 chuỗi rau, gạo, thịt gà, thịt heo, thủy sản an toàn. Trên các sản phẩm lúa, rau, thanh long, chanh đã có 75 cơ sở được chứng nhận VietGAP với tổng diện tích gần 1.440. Ngành nông nghiệp đã cấp được 213 mã số vùng trồng cho các loại nông sản: Thanh long, chuối, dưa hấu, xoài, chanh; cấp 138 mã số đóng gói cho sản phẩm chuối, chanh, thanh long, xoài. Để việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm có hiệu quả, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Tỉnh đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.

Ngành nông nghiệp đã cấp được 213 mã số vùng trồng cho các loại nông sản. Ảnh: Thanh Phong.

Ngành nông nghiệp đã cấp được 213 mã số vùng trồng cho các loại nông sản. Ảnh: Thanh Phong.

Ông Nguyễn Văn Cường, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản Long An cho biết: Việc liên kết sản xuất theo mô hình HTX gắn với bao tiêu sản phẩm nông sản đã nâng cao được giá trị trên từng diện tích, tăng thu nhập trong từng nông hộ trong việc xây dựng NTM. Giải pháp trong thời gian tới là ngành nông nghiệp đang tập trung tư vấn, hỗ trợ HTX, khuyến khích chuyển dịch, tái cơ cấu lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với liên kết vùng nguyên liệu tập trung và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp có đủ năng lực về vốn, quản lý tham gia đầu tư, liên kết cùng các HTX để hỗ trợ nông dân chuyển giao ứng dụng KH-CN mới và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu và giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp trong xây dựng NTM.

Nhiều giải pháp củng cố HTX yếu kém

Long An hiện có 281 HTX, trong đó có 216 HTX nông nghiệp, 65 HTX phi nông nghiệp với gần 40.000 thành viên, tổng vốn điều lệ hơn 392 tỉ đồng. Số lượng HTX đang hoạt động là 246 HTX, ngừng hoạt động 35 HTX. Bênh cạnh đó, Long An có 4 liên hiệp hợp tác xã với 16 HTX thành viên, tổng vốn điều lệ là 3,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn Liên hiệp HTX đang hoạt động, một Liên hiệp HTX đang tiến hành tổ chức khôi phục lại hoạt động, Liên hiệp HTX tại huyện Tân Hưng và huyện Cần Giuộc ngừng hoạt động.

Tổng số số cán bộ quản ký tại các HTX là 957 người, trong đó, cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học là 274 người, trung cấp là 87 người, còn lại 596 người dưới  trình độ trung cấp. Chính đội ngũ cán bộ quản lý HTX có trình độ chuyên môn thấp, tỷ lệ cán bộ chưa qua đào tạo chiến hơn 62%, với 596 người; năng lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý HTX còn hạn chế là một khiếm khuyến lớn chưa thể thiết phục được các thành viên góp vốn để tô’ chức các hoạt động kinh tế, tạo ra lợi nhuận.

Long An hiện có 281 HTX, trong đó có 216 HTX nông nghiệp, 65 HTX phi nông nghiệp với gần 40.000 thành viên, tổng vốn điều lệ hơn 392 tỉ đồng. Ảnh: Thanh Phong.

Long An hiện có 281 HTX, trong đó có 216 HTX nông nghiệp, 65 HTX phi nông nghiệp với gần 40.000 thành viên, tổng vốn điều lệ hơn 392 tỉ đồng. Ảnh: Thanh Phong.

Kinh tế tập thể, HTX ở Long An đã phát huy được hiệu quả, đóng góp tích cực trong xây dựng NTM và quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Theo Liên minh HTX Long An, HTX khó tiếp cận được các nguồn vốn hỗ trợ do không đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên chưa thể mở rộng quy mô sản xuất. Cách thức hoạt động của HTX còn mang tính rời rạc, chưa liên kết để tận dụng thế mạnh của từng HTX tạo nên vùng sản xuất tập trung, chủ lực. Kinh tế tập thể, HTX vẫn yếu thế so với loại hình kinh tế khác, năng lực cạnh tranh thấp nên chưa thu hút được đông đảo nông dân và các đối tác tin tưởng tham gia. Công việc của HTX chưa thật sự hấp dẫn, thu nhập thấp nên khó thu hút cán bộ chuyên môn có năng lực tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại HTX. Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm tới công tác lãnh, chỉ đạo kinh tế tập thể, HTX nhất là ở cấp huyện, xã. Một số HTX chưa có trụ sở làm việc, chưa mở rộng các hoạt động, lợi ích kinh tế mang lại cho các thành viên chưa nhiều. Tại một số nơi, thành viên tham gia mang tính hình thức, chưa phát huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt động cũng như công tác kiểm tra, giám sát HTX.

Giám đốc Sở NN - PTNT Nguyễn Thanh Truyền cho biết, thời gian qua, việc xây dựng và phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là HTX nông nghiệp tạo chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong việc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả KTTT thì cần phải đẩy mạnh hỗ trợ, giúp sức của Nhà nước và xã hội, HTX nông nghiệp phải ứng dụng nhanh, hiệu quả khoa học - công nghệ tiên tiến. Để kinh tế tập thể phát triển bền vững thì HTX nông nghiệp phải đóng vay trò nòng cốt, làm đầu mối hợp tác, liên kết sản xuất để góp phần hình thành các chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhiều chủ thể tham gia,…phải chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lại các vùng sản xuất theo hướng phát triển những cây, con có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường và hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến. Việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ đang được ngành nông nghiệp tập trung thực hiện, tạo mọi điều kiện để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, chế biến sâu với các mặt hàng nông sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, qua đó quảng bá nông sản của Long An cả thị trường trong và ngoài nước.

Giám đốc Sở NN - PTNT Nguyễn Thanh Truyền cho biết, thời gian qua, việc xây dựng và phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là HTX nông nghiệp tạo chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong việc xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Phong.

Giám đốc Sở NN - PTNT Nguyễn Thanh Truyền cho biết, thời gian qua, việc xây dựng và phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là HTX nông nghiệp tạo chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong việc xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Phong.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, Liên minh HTX Long An tiếp tục phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện củng cố lại HTX yếu kém, tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ xây dựng mô hình điểm và giải thể các HTX hoạt động cầm chừng, ngừng hoạt động. Thành lập các mô hình KTTT phù hợp từng địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động và nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, thành viên các HTX nông nghiệp về năng lực quản trị, xây dựng và thực hiện hiệu quả phương án sản xuất, kinh doanh, kiến thức tiếp cận thị trường,.... Để KTTT, HTX phát triển đúng vai trò trong nền nông nghiệp hiện đại rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự chủ động của các thành viên HTX để góp phần khẳng định tính hiệu quả của mô hình KTTT trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo kế hoạch đề ra.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.