| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản: [Bài 4] Thị trường thuận lợi, giá hạt tiêu sẽ ở mức cao

Thứ Năm 29/02/2024 , 06:00 (GMT+7)

Thị trường hạt tiêu được dự báo sẽ nhiều thuận lợi trong năm nay do sản lượng giảm, qua đó, giúp cho giá hạt tiêu ở mức cao trong cả năm.

Giá hạt tiêu có thể đạt hơn 100 nghìn đồng/kg trong năm nay. Ảnh: Thanh Sơn.

Giá hạt tiêu có thể đạt hơn 100 nghìn đồng/kg trong năm nay. Ảnh: Thanh Sơn.

Giá sẽ cao trong cả năm

Từ đầu năm đến nay, giá hạt tiêu luôn đứng ở mức cao. Đặc biệt, kể từ sau Tết Giáp Thìn, giá hạt tiêu liên tục tăng lên. Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), giá tiêu ngày 23/2 tại Chư Sê đã lên tới 96.000 đồng/kg. Dù giá tiêu vẫn có lúc tăng lúc giảm, nhưng xu hướng chung trong năm nay là giá sẽ tiếp tục tăng lên và hoàn toàn có thể quay trở lại mốc hơn 100 nghìn đồng/kg trong thời gian không xa.

Lý giải vể việc giá hạt tiêu tăng cao, nhiều thương nhân ngành hồ tiêu cho rằng, nguyên nhân trước hết thị trường thế giới đang khan hiếm hạt tiêu. Theo dự báo của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hồ tiêu thế giới năm nay sẽ giảm 1,1%, tương đương với khoảng 6.000 tấn.

Trên thực tế, sản lượng hạt tiêu toàn cầu còn có thể giảm mạnh hơn nữa. Việt Nam, nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới, sẽ giảm đáng kể về sản lượng trong năm nay, với mức giảm 10,5% xuống còn 170 nghìn tấn. Sản lượng hồ tiêu ở Brazil, Indonesia, Ấn Độ cũng được dự báo sẽ giảm do thời tiết bất lợi.

Trong khi đó, nhu cầu mua hạt tiêu của nhiều thị trường đang gia tăng trong quý 1 này. Điều này có thể thấy qua xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm. Nếu như trong tháng 1 năm ngoái, gần 13 nghìn tấn hạt tiêu được xuất khẩu ra nước ngoài, giảm tới 20,5% về lượng so với tháng 1/222, thì trong tháng 1/2024, đã có hơn 17 nghìn tấn được xuất khẩu, tăng 40% so với cùng kỳ.

Nhiều nông dân không vội bán hạt tiêu ra thị trường, cũng đang góp phần tạo sự khan hiếm cũng như giữ cho giá tiêu ở mức cao. Đây là những nông hộ đã trụ được qua đợt thoái trào khá mạnh của cây tiêu mấy năm về trước. Ngoài cây tiêu, những hộ này còn có những nguồn thu khác từ sầu riêng, cà phê … Hạt tiêu lại trữ được lâu, có thể để vài năm mà không vấn đề gì. Do đó, nông dân không việc gì phải bán ra vội vàng khi cho rằng giá có thể còn lên nữa.

Giá tiêu cao ngay từ đầu vụ cũng báo hiệu về triển vọng thị trường trong cả năm nay, bất chấp những thách thức lớn từ xung đột địa chính trị, lạm phát, căng thẳng trên Biển Đỏ … Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), sau Tết Giáp Thìn, thương lái Trung Quốc sẽ gia tăng sức mua trên thị trường, nhất là thời điểm đầu quý 2. Bên cạnh đó, đó các thị trường khác cũng sẽ phải mua trở lại mặc dù kinh tế vẫn đang bị khủng hoảng, điều này có thể làm cho lượng hàng tồn tiếp tục giảm.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo giá hạt tiêu toàn cầu biến động theo xu hướng tăng trong quý 1/2024 do sản lượng tiếp tục giảm ở các nước sản xuất chính. Điều kiện thời tiết bất lợi do hiện tượng El Nino gây ra đang ảnh hưởng đến năng suất và thu hoạch hạt tiêu.

Dự kiến thiếu hụt sản lượng hạt tiêu toàn cầu vào năm 2024 do biến đổi khí hậu và không có nhiều diện tích trồng mới ở các nước sản xuất lớn trong những năm gần đây. Trong đó thời tiết đang “rất khô” ở Brazil, và những đợt mưa lớn kéo dài tại vùng Tây Nguyên cùng các tỉnh phía Nam Việt Nam sẽ tác động làm giảm sản lượng hạt tiêu trong thời gian tới.

Sẽ không tái diễn cảnh ồ ạt trồng tiêu

Ông Hoàng Phước Bính cho biết, theo dõi ngành hàng hồ tiêu trong hàng chục năm qua, ông nhận thấy hạt tiêu có những chu kỳ tăng rồi giảm giá. Mỗi chu kỳ tăng giá thường kéo dài khoảng 10 năm, mà chu kỳ gần nhất là từ 2006 đến 2015. Trong chu kỳ ấy, giá tiêu từ mức 16.000 đồng/kg đã luôn theo xu hướng tăng dần lên và đạt mức cao nhất là 220 nghìn đồng/kg.

Thu hoạch hạt tiêu ở Bình Phước. Ảnh: Thanh Sơn,

Thu hoạch hạt tiêu ở Bình Phước. Ảnh: Thanh Sơn,

Sau một thời gian giá giảm mạnh, hiện nay, ngành hồ tiêu đang ở trong một chu kỳ tăng giá mới. Ông Bính dự báo chu kỳ này có thể sẽ kéo dài hơn so với các chu kỳ trước, từ 10 đến 15 năm. Nguyên nhân trước hết là nếu như trước đây, mỗi khi giá hạt tiêu tăng cao, nông dân sẽ ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu. Nhưng bây giờ, gần như không còn đất để làm như vậy.

Ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, trong thời gian qua, nhiều cây trồng có giá trị kinh tế cao đã phát triển mạnh, nhất là sầu riêng. Giá cà phê, sầu riêng cũng đang rất cao, đem lại lợi nhuận lớn cho nông dân.

Mặt khác, từ bài học xương máu của đợt phát triển hồ tiêu ồ ạt 7-8 năm trước (trồng trên cả những nơi không phù hợp khiến cây tiêu bị bệnh dẫn tới chết hàng loạt), những hộ vẫn đang gắn bó với cây tiêu giờ rất sợ vườn tiêu bị chết do bệnh. Vì vậy, họ rất thận trọng trong việc mở rộng diện tích hồ tiêu.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại giờ đây rất thận trọng trong việc cho vay để đầu tư vào cây hồ tiêu. Mà không còn nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng, nông dân rất khó mở rộng diện tích hồ tiêu vì chi phí ban đầu là khá lớn.

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu đang có xu hướng giảm, trong khi nhu cầu vẫn tăng lên, sẽ giúp cho giá hạt tiêu tiếp tục đứng ở mức cao trong nhiều năm tới.

Doanh nghiệp đẩy mạnh sản phẩm chế biến

Giá hạt tiêu liên tục tăng cao rõ ràng đang mang lại lợi nhuận cao cho nông dân trồng tiêu, nhưng lại gây ra nỗi lo ngại không nhỏ với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng, nhất là với các doanh nghiệp xuất khẩu. Một trong những thách thức hiện tại là khó gom đủ lượng hạt tiêu cần thiết để đáp ứng cho các đơn hàng xuất khẩu đã ký kết. Thông tin từ một đại lý lớn ở Tây Nguyên cho hay, thời điểm trước Tết Nguyên đán hàng năm, họ thường thu gom được hàng nghìn tấn hạt tiêu, nhưng năm nay, chỉ được vài trăm tấn, do nông dân vẫn chưa muốn bán.

Nhận định hạt tiêu đang có xu hướng tăng giá, nhiều doanh nghiệp đã chủ động mua trữ sẵn một lượng hạt tiêu khi giá còn chưa tăng để đáp ứng cho các đơn hàng cũ. Đồng thời những doanh nghiệp này vẫn tiếp tục thu mua hạt tiêu theo giá thị hiện tại nhằm đáp ứng cho các đơn hàng mới.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đang chú trọng vào việc đầu tư sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng hạt tiêu chế biến sâu. Đây là những mặt hàng có nhu cầu ổn định trên thị trường và giá trị xuất khẩu cao. Trong mấy năm gần đây, năm nào cũng có hàng chục nghìn tấn tiêu xay, tiêu trộn … được xuất khẩu ra nước ngoài, mang về hàng trăm triệu USD.

Một trong những doanh nghiệp đang đầu tư mạnh cho các sản phẩm hạt tiêu chế biến là Phúc Sinh Group. Trong những năm qua, Phúc Sinh đã chế biến và xuất khẩu nhiều sản phẩm từ hạt tiêu như sốt tiêu xanh, tiêu sấy lạnh, tiêu xay … Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, cho biết, Tập đoàn vừa đầu tư, hoàn thiện các dây chuyền hiện đại để chế biến tiêu xay, tiêu trộn … Đây là cơ sở quan trọng để Phúc Sinh tăng cường sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu từ hạt tiêu trong năm 2024 và những năm tới.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm