| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang EAEU

Thứ Năm 13/10/2016 , 08:31 (GMT+7)

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) đã chính thức có hiệu lực từ 5/10. Đây là thời điểm để thúc đẩy XK hàng hóa, nhất là hàng nông sản sang Liên bang Nga và nhiều nước thuộc Liên Xô (cũ). 

16-06-37_xk-nong-sn-sng-eeu
Thủy sản có nhiều lợi thế khi XK sang EAEU sau khi Hiệp định có hiệu lực (Ảnh: Thanh Sơn)
 

Đó là nội dung chính trong Hội nghị “Đẩy mạnh XK hàng hóa sang Liên minh kinh tế Á-Âu khi Hiệp định Việt Nam-EAEU có hiệu lực”, do Bộ Công thương tổ chức ngày 12/10 tại TP.HCM.

Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) gồm Liên bang Nga và 4 nước Liên Xô (cũ) là Belarus, Kazakhstan, Kyrgystan và Armenia. Đây là một thị trường đầy tiềm năng với 183 triệu dân, tổng GDP là 2.200 tỷ USD. Tuy nhiên, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EAEU còn rất khiêm tốn.

Năm 2015, thương mại 2 chiều mới chỉ đạt 3,6 tỷ USD, trong đó Việt Nam XK trên 1,6 tỷ USD và NK gần 2 tỷ USD. Việt Nam mới chỉ đứng thứ 11 trong số những nước XK vào EAEU và đứng thứ 24 trong số những nước NK hàng hóa từ khu vực này.

Tính về tỷ trọng chung, kim ngạch XK hàng hóa Việt Nam sang EAEU chỉ chiếm khoảng 1,1% tổng kim ngạch NK của Liên minh này, và kim ngạch NK của Việt Nam chỉ chiếm 0,5% kim ngạch XK của Liên minh.

Chính vì vậy, theo ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương, dư địa tăng trưởng XK hàng hóa Việt Nam sang EAEU còn rất lớn.

Với việc Hiệp định đã chính thức có hiệu lực (gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan NK, trong đó có 59,3% dòng thuế đã được xóa bỏ ngay sau 5/10/2016), sẽ là lợi thế lớn để đẩy mạnh XK hàng hóa Việt Nam vào EAEU. Qua đó, kỳ vọng sẽ đưa kim ngạch XK của Việt Nam sang EAEU tăng gấp đôi so với hiện nay. Và xa hơn là đưa thương mại 2 chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.

Tuy “cửa” đã mở, nhưng để tận dụng được những lợi thế lớn mà Hiệp định mang lại, còn rất nhiều việc phải làm, nhất là công tác XTTM.

Ông Vượng cho hay, nông sản là một trong nhóm hàng chủ lực của Việt Nam XK sang EAEU, nhưng giá trị từng mặt hàng mới chỉ vài chục triệu USD, mà lại có rất nhiều DN tham gia XK.

Điều đó chứng tỏ các DN XK nông sản sang EAEU chủ yếu là DN vừa và nhỏ, nên không có điều kiện mở văn phòng đại diện ở khu vực này. Do đó, công tác XTTM trong thời gian tới phải làm sao giúp các DN có thể tiếp cận thị trường EAEU một cách hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.

Ông Davydov Vyacheslav, Phó đại diện thương mại Nga tại Việt Nam, cũng cho rằng do thiếu thông tin nên các nhà XK của cả 2 bên vẫn chưa sẵn sàng sử dụng tiềm năng XK với những ưu đãi từ Hiệp định.

Ông Beketjan Jumakhanov, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam: Hàng nông sản nên quá cảnh qua Trung Quốc để tới EAEU

16-06-37_xk-nong-sn-sng-eeu-ong-beketjn-jumkhnov
 

Lâu nay, hàng hóa từ Việt Nam tới các nước thuộc EAEU thường đi đường biển tới cảng St Petersburg (Nga), rồi từ đó vận chuyển tới nơi cần đến. Đi đường biển là kinh tế nhất, nhưng thời gian quá dài (30-45 ngày), không phù hợp lắm với các hàng nhanh hỏng, nhất là hàng nông sản. Đây cũng là hạn chế lớn khiến cho trao đổi thương mại giữa Việt Nam với EAEU còn khá khiêm tốn.

Việt Nam nên nghiên cứu vận chuyển hàng hóa, nhất là nông sản sang EAEU qua ngả Trung Quốc. Theo đó, có thể đưa hàng bằng đường sắt lên biên giới Việt – Trung rồi trung chuyển qua đường sắt Trung Quốc tới cửa khẩu Kazakhstan, từ đó tỏa đi các nước EAEU. 

Hoặc hàng hóa từ cảng biển Việt Nam có thể đi tới Liên Vận Cảng của Trung Quốc (Cty Đường sắt Kazakhstan có 49% cổ phần ở cảng này) rồi vận chuyển bằng đường sắt tới Kazakhstan. Quá cảnh qua Trung Quốc, thời gian chỉ còn khoảng 15-16 ngày.

Ông Davydov Vyacheslav: Cơ hội để nông sản Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng

16-06-37_xk-nong-sn-sng-eeu-ong-dvydov-vycheslv
 

Theo số liệu thống kê của Nga, 7 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng XK của Việt Nam sang Nga là 35,7%. Những mặt hàng chính có tăng trưởng là cà phê, chè, dược phẩm, cao su, sản phẩm từ cao su, vật liệu dệt, giày dép, điện thoại di động và đồ điện dân dụng. 

Việc tự do hóa XK hàng hóa Việt Nam sang EAEU sẽ làm cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận được tốt hơn đến người sử dụng cuối cùng, nhất là hàng nông sản như trái cây nhiệt đới, lạc, dừa, rau, hải sản…

Khi thuế NK đối với các nhóm hàng XK chính của Việt Nam về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, chúng ta sẽ thấy có sự tăng trưởng mạnh về XK của Việt Nam sang Nga trong giai đoạn 2017-2020 với các nhóm hàng sau: Hải sản lên đến 200 triệu USD; cà phê, chè và gia vị lên đến 300 triệu USD; quần áo lên đến 400-500 triệu USD; giày dép đến 400 triệu USD; điện thoại di động, đồ điện dân dụng lên đến 1,5-1,8 tỷ USD…

Ông Baturo K.G, Tùy viên ĐSQ CH Belarus tại Việt Nam: Belarus quan tâm tới thủy sản, hạt điều...

16-06-37_xk-nong-sn-sng-eeu-ong-bturo-kg
 

Phía Belarus rất quan tâm tới việc NK các mặt hàng thủy sản từ Việt Nam, nhất là tôm, cá thu và cá tra. Đồng thời cũng quan tâm tới nhiều loại nông sản như hạt điều, cà phê… 

Vấn đề chính mà các DN Việt Nam gặp phải khi thâm nhập thị trường Belarus là các nhà NK Belarus chưa quen thuộc với các thương hiệu Việt Nam, điều này làm giảm tiềm năng giao thương. Phía Belarus đề nghị xem xét khả năng chế biến và đóng gói các sản phẩm Việt Nam trên cơ sở các xí nghiệp của Belarus và dùng các thương hiệu có tiếng tại Belarus cũng như tại các lãnh thổ khác.

Ông Lê Ngọc Lâm, Phó TGĐ BIDV: Đã có kênh thanh toán song phương

16-06-37_xk-nong-sn-sng-eeu-ong-le-ngoc-lm
 

Thanh toán lâu này vẫn là một trở ngại lớn trong giao dịch thương mại giữa các DN Việt Nam với đối tác đến từ Nga. Để giúp cho việc thanh toán dễ dàng hơn, BIDV đã thực hiện kênh thanh toán song phương Việt – Nga với ngân hàng VTB (Nga). 

Theo đó, loại tiền tệ thực hiện là VNĐ, RUB và USD. BIDV và VTB đã thiết lập tài khoản song phương để thực hiện thanh toán bù trừ các loại tiền tệ nêu trên. Với hệ thống thanh toán song phương này, thời gian thực hiện thanh toán giữa các DN Việt Nam với các đối tác ở Nga sẽ chỉ còn khoảng 30 phút, lâu nhất cũng không quá 2 tiếng đồng hồ.

XK nông lâm thủy sản của Việt Nam sang EAEU:

 

Mặt hàng

Kim ngạch XK

(ngàn USD)

Tỷ trọng trong XK mặt hàng của cả nước (%)

2014

2015

8T/2016

2014

2015

8T/2016

Cà phê

123.771

    104.390

      71.255

3,5

  3,9

  3,6

Thủy sản

111.204

      79.580

      41.534

1,4

  1,2

  1,1

Hạt tiêu

  28.827

      31.662

      20.909

2,4

  2,5

  2,1

Hạt điều

     58.748

      24.146

      18.474

2,9

  1,0

  1,2

Chè

     19.497

      23.152

      13.025

8,5

10,9

11,9

Rau quả

     39.051

      24.080

      12.978

2,6

  1,3

  1,0

Cao su

       9.550

        6.947

        6.675

0,5

  0,5

  0,9

Gạo

     12.278

      19.214

        3.909

0,4

  0,7

  0,3

Gỗ và sản phẩm gỗ

       7.515

        4.200

        1.836

0,1

  0,1

  0,1

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm