| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Giảm lúa, tăng rau màu, thủy sản

Thứ Năm 11/07/2019 , 12:08 (GMT+7)

Thời tiết không thuận lợi, mưa trễ, giá lúa thấp và khó tiêu thụ nên nhiều địa phương đã chuyển đổi hàng chục ngàn ha lúa sang cây trồng cạn và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đó là thông tin được đại diện Cục Trồng trọt cho biết tại hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu (HT) 2019 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông (TĐ), vụ Mùa năm 2019 tại Nam Bộ. Hội nghị do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức, tại TP Vị Thanh, sáng 11/7, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh. 

Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, vụ HT 2019, khu vực Nam Bộ xuống giống tổng diện tích ước đạt 1,647 triệu ha, giảm 46.000 ha; năng suất ước đạt 5,66 tấn/ha, tăng 1,39 tạ/ha. Tổng sản lượng ước đạt 9,235 triệu tấn. Trong đó, riêng khu vực ĐBSCL đã giảm 42.000 ha nhưng vẫn đóng góp vào sản lượng là 8,773 triệu tấn.

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng, vụ HT 2019 ĐBSCL đã giảm 42 ngàn ha lúa, chuyển sang cây trồng cạn hoặc nuôi thủy sản cho hiệu quả kinh tề cao hơn.

Do lúa thương phẩm vụ ĐX có giá bán thấp và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, đồng thời một số vùng do mưa trễ nên vụ HT xuống giống muộn sẽ ảnh hưởng đến gieo trồng các mùa vụ sau. Do đó, một số địa phương đã chuyển đổi diện tích đất lúa sang cây trồng cạn có thời gian sinh trưởng ngắn hơn và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế hơn. Cụ thể, tỉnh Kiên Giang chuyển đổi 29.161 ha, chủ yếu chuyển sang nuôi tôm, Vĩnh Long 18.389 ha, Tiền Giang 8.608 ha, Long An 5.857 ha....

Cơ cấu giống lúa có chuyển biến tích cực, nhóm lúa thơm, đặc sản chiến 24,8%, chất lượng cao 44%, chất lượng trung bình 19%, còn lại là nếp và các giống khác.

Vụ Mùa 2019, Nam Bộ gieo trồng 272.550 ha, giảm 1.805 ha so với vụ Mùa năm 2018, sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn.Về kế hoạch sản xuất vụ TĐ 2019, Cục Trồng trọt đề xuất 2 phương án. Phương án 1 là toàn vùng ĐBSCL xuống giống 750.000 ha, tăng 9.380 ha so với vụ TĐ 2018, sản lượng ước đạt hơn 4 triệu tấn. 

Phương án 2, điều chỉnh diện tích còn 700.000 ha, giảm khoảng 4.062 ha so với vụ TĐ năm trước, sản lượng ước đạt hơn 3,8 trệu tấn. Diện tích còn lại thực hiện xả lũ khoảng 30.000 ha và chuyển đổi khoảng 10.000 ha sang cây trồng cây khác và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Giá thành sản xuất lúa bình quân vụ HT ở các tỉnh ĐBSCL khoảng 3.619 đồng/kg, giảm khoảng 440 đồng/kg so với vụ HT năm trước, tương đương với việc giảm đầu tư khoảng 3.858 tỷ đồng trên tổng sản lượng thu hoạch. Tỉnh có giá thành sản xuất lúa cao nhất là An Giang: 4.286 đồng/kg, thấp nhất là Cà Mau: 2.892 đồng/kg.

Nhiều địa phương chuyển đổi sang cây trồng cạn, sử dụng ít nước tới hơn, cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa.

Về nguồn nước cung cấp cho vụ TĐ và vụ Mùa 2019, Tổng cục Thủy lợi nhận định tiếp tục thuận lợi, không có tác động lớn cho sản xuất. Mùa lũ 2019, ít có khả năng xuất hiện lũ sớm và lũ lớn ở đầu nguồn sông Cửu Long. Dự báo đỉnh lũ ở mức báo động 1 đến báo động 2, thấp hơn trung bình nhiều năm.

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, lũ nội đồng có 2 thời điểm cần quan tâm là lũ đầu vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê bao lửng và lũ chính vụ tác động đến các đê bao, bờ bao triệt để, gây khó khăn cho công tác thu hoạch lúa HT, rau màu, đời sống dân cư.

Dịch hại trên cây lúa, lo ngại nhất vẫn là rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Dự báo từ tháng 7 đến tháng 9, rầy di trú vào các thời điểm biến động từ 15-22 mỗi tháng, có thể có đợt rầy di trú mật độ cao vào tháng 7 do lúa HT thu hoạch rộ.

Cây trồng khác thì sâu keo mùa thu gây hại bắp (ngô) là đối tượng dịch hại mới, các địa phương cần có phương án chống dịch khi bùng phát.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất