| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Khẩn cấp lập chốt kiểm dịch

Thứ Tư 06/03/2019 , 12:12 (GMT+7)

Các tỉnh ĐBSCL hiện nay đã và đang khẩn cấp thành lập nhiều chốt kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ các loại dịch bệnh trên nhất là DTLCP.

Hiện nay, vấn đề dịch bệnh động vật trên cạn nhất là dịch bệnh lở mồm long móng và dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang diễn biến hết sức phức tạp.

Bến Tre cấm tạm nhập tái xuất với con lợn để ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi

Tại tỉnh Bến Tre, thực hiện kế hoạch ứng phó khẩn cấp trong công tác ngăn chặn DTLCP cũng như phòng chống dịch bệnh nói chung, sau khi có chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT Bến Tre thì Chi cục Chăn nuôi và thú y đã tổ chức các chốt cấp tỉnh để kiểm soát đầu vào cũng như đầu ra đối với các phương tiện vận chuyển lợn xuất nhập tỉnh.

Toàn tỉnh Bến Tre hiện đã có 3 kiểm dịch động vật trên cạn tại các điểm Phú Phụng (Chợ Lách), Cầu Rạch Miễu và ở Thạnh Thới B (cầu Cổ Chiên) là các tuyến giao thông chính để kiếm soát vấn đề nhập lợn từ các tỉnh vào, đặc biệt là từ phía Bắc.

Trước đây, hàng ngày bình quân có khoảng 10 xe vận chuyển lợn vào tỉnh Bến Tre. Trong tình hình phát sinh dịch lở mồm long móng, phát sinh DTLCP thì số lượng lợn nhập vào có giảm nhưng vẫn còn trung bình mỗi ngày thì có khoảng 6 - 7 xe số lượng khoảng 900 - 1.000 con. Đặc biệt là lợn của các thương lái ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.

Đối với lợn nhập vào Bến Tre trong thời gian qua các thương lái đều xuất trình được với cơ quan chức năng giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của các tỉnh xuất đi. Tuy nhiên, hiện nay ở Bến Tre có hiện tượng là “tạm nhập tái xuất” trên con lợn nhập vào tỉnh. Heo sau khi nhập vào Bến Tre kiểm dịch rồi tái xuất đi các tỉnh miền Tây như Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau, hoặc ngược về TP.HCM .

Ông Trần Quang Thái, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bến Tre cho biết, vấn đề này được Chi cục kiểm soát rất chặt chẽ. Mỗi lô hàng về còn niêm phong Chi cục kiểm tra lâm sàng, vệ sinh tiêu độc khoanh lại và tiếp tục kiểm dịch để cho họ xuất đi.

“Tuy nhiên, sắp tới chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm ngặt hơn không cho trường hợp tạm nhập tái xuất nữa. Nghĩa là khi nhập về Bến Tre thực hiện mục đích giết mổ là phải giết mổ. Lợn Bến Tre được thu gom kiểm tra thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm dịch thì xuất cho đi. Chúng tôi sẽ kiểm soát chặt chẽ lại vấm đề tạm nhập tái xuất của các thương lái trên địa bàn tỉnh”, ông Thái cho biết.

Theo ông Thái, vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu, vấn đề kinh doanh và tiêu thụ lợn ở Bến Tre. Đồng thời nó cũng góp phần làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh do kiểm soát không chặt chẽ.

Căn cứ vào thông báo chỉ đạo của UBND tỉnh thì hiện tại Bến Tre đã thiết lập các chốt cấp tỉnh, huyện bắt đầu triển khai từ ngày 5/3 đến khi có thông báo mới. Theo cấp độ ngành, ông Thái cho biết thời gian cấm tạm nhập tái xuất sẽ dự kiểm kéo dài từ 1 - 3 tháng sau đó sẽ sơ kết đánh giá lại tình hình.

Tại tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng phòng kiểm dịch - Kiểm soát giết mổ - Kiểm tra vệ sinh Thú y thuộc Chi cục thú y tỉnh Trà Vinh thông tin: “Để ứng phó với DTLCP, Trà Vinh thực hiện thành lập 4 chốt kiểm dịch trên địa bàn các huyện Càng Long (2 chốt), Tiểu Cần và Cầu Kè mỗi huyện 1 chốt từ ngày 1/3. Tại Trà Vinh, lợn nhập vào tỉnh hiện nay cũng rất ít, khoảng 30 con/ngày, xuất đi các tỉnh là chủ yếu. Vì vậy, Chi cục tăng cường công tác kiểm dịch tại các chốt, các cơ sở giết mổ, chăn nuôi để quản lý phát hiện kịp thời dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho ngành chăn nuôi của tỉnh trước tình hình diễn biến của bệnh DTLCP”.

Xem thêm
Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.