| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL phải bám sát lịch thời vụ

Thứ Ba 26/10/2010 , 09:57 (GMT+7)

Để đảm bảo vụ đông xuân 2010 – 2011 toàn thắng, ngày 25/10/2010, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng làm trưởng đoàn đã đi khảo sát và làm việc với lãnh đạo hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng kiểm tra thực tế xuống giống vụ lúa đông xuân tại Đồng Tháp

Để đảm bảo vụ đông xuân 2010 – 2011 toàn thắng, ngày 25/10/2010, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng làm trưởng đoàn đã đi khảo sát và làm việc với lãnh đạo hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang.

Ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Kế hoạch vụ đông xuân 2010-2011, Đồng Tháp sẽ xuống giống khoảng 205.000 ha, giảm khoảng 2.672 ha so với vụ đông xuân năm trước. Dự kiến năng suất 7,1 tấn/ha, tăng 0,1 tấn/ha so với cùng kỳ. Theo đó, giống xác nhận chiếm 45% diện tích, giống lúa CLC 70% diện tích. Trên cơ sở đó lịch thời vụ sẽ chia làm 3 đợt: đợt 1 từ 26 – 31/10/2010; đợt 2 từ 24 – 30/11/2010; đợt 3 từ 25 - 31/12/2010.

Đồng Tháp khuyến cáo nông dân xuống giống lúa CLC phải đạt từ 70% diện tích, trong đó tỷ lệ một giống lúa không quá 20% diện tích. Đến hôm qua (25/10), diện tích xuống giống của Đồng Tháp là 19.154 ha, trong đó huyện Tháp Mười chiếm nhiều nhất, với hơn 14.766 ha, huyện Cao Lãnh 3.203 ha. Hầu hết lúa đang ở giai đoạn mạ. Hiện tại, trà lúa đông xuân ở Đồng Tháp đã xuất hiện ốc bươu vàng gây hại khoảng 174 ha nhưng ở mức nhẹ.

Ông Nguyễn Văn Dương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp lo lắng: Vụ đông xuân này địa phương quyết tâm thực mô hình cánh đồng mẫu 500 ha, chỉ sản xuất một giống. Hiện tại, tỉnh chỉ đạo mỗi huyện nhân rộng 2 – 3 mô hình cánh đồng điểm, tập trung 1 giống. Tuy nhiên, điều mà địa phương lo lắng là diện tích lúa thu đông mới đang thu hoạch, nông dân lại xuống tiếp đông xuân là cơ hội để rầy nâu di trú. Đồng Tháp khuyến cáo nông dân không nên nôn nóng mà xuống giống sớm, phải đúng lịch thời vụ để né rầy. Vụ đông xuân này Đồng Tháp đẩy mạnh cơ giới hóa gieo sạ bằng máy, phun thuốc bằng máy. Tuy nhiên, rất cần ngân hàng thoáng trong thủ tục vay vốn để nông dân tiếp cận được nguồn vốn.

Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt lưu ý: Các địa phương phải hết sức chú ý rầy nâu từ vụ lúa thu đông di trú sang lúa đông xuân. Bà con không nên nôn nóng xuống giống sớm vụ đông xuân, phải theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp để đảm bảo né rầy. Ngoài ra vụ đông xuân năm nay ĐBSCL sẽ đối mặt với xâm nhập mặn. Vì vậy các tỉnh cần xây dựng hệ thống thủy lợi thật tốt để bơm nước trữ kịp thời khi có hạn và xây dựng cống để ngăn mặn. Các địa phương cũng cần khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón hợp lý.

Mặt khác, năm nay mực nước thấp hơn so với cùng kỳ 0,4 cm nên cần lưu ý chuột, ốc bươu vàng. Đối với các Cty muốn xây dựng vùng nguyên liệu thì phải hội đủ các quy trình kỹ thuật thì mới được làm. Bộ NN-PTNT đang xây dựng quy trình chuẩn và sớm công bố để cho các doanh nghiệp áp dụng. Vụ đông xuân này Cục Trồng trọt sẽ đưa 100 nông dân đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm theo qui trình sản xuất sản phẩm sạch.

Ông Nguyễn Hữu Huân, Phó cục trưởng Cục BVTV khuyến cáo cho Đồng Tháp và các tỉnh phải căn cứ vào lịch rầy cư trú để xác định thời vụ xuống giống né rầy. Để đảm bảo an toàn, các địa phương nên khuyến cáo gieo sạ đúng lịch, trà lúa khoảng 10 ngày tuổi nếu phát hiện rầy nâu lưu trú thì khuyến cáo bà con bơm nước vào ruộng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng lưu ý rằng: ĐBSCL phải bám sát lịch thời vụ khuyến cáo. Riêng Đồng Tháp nếu vụ đông xuân phấn dấu năng suất đạt dưới 7 tấn/ha coi như chưa đạt. Để đạt được trên 7 tấn thì địa phương phải có biện pháp mạnh trong chỉ đạo xuống giống để đề phòng dịch bệnh. Trà lúa xuống giống trong tháng 10 phải cảnh giác với dịch bệnh.

 Vấn đề hạn sẽ xảy ra vì vậy địa phương phải xây dựng kế hoạch chống hạn cho lúa đông xuân cuối vụ. Còn về lâu dài, tỉnh đưa ra cánh đồng hiện đại là rất phù hợp và cần nhân rộng ra. Thứ trưởng khen ngợi, giống lúa mà tỉnh đưa ra là rất phù hợp.

Đoàn công tác đã sang tỉnh An Giang và đi khảo sát thực tế vùng nguyên liệu vụ đông xuân 2.000 ha tại xã Vĩnh Bình, Châu Thành, An Giang do Cty CP BVTV An Giang triển khai khép kín gồm: kho chứa lúa 35.000 tấn, lò sấy 500 tấn/ngày, nhà máy xay xát và lau bóng 20 tấn/giờ, tổng kinh phí 65 tỷ đồng. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đánh giá cao mô hình này vì gắn kết được từ đầu vào đến đầu ra của hạt lúa.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.