| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ rơm và ứng dụng vào thực tế

Thứ Hai 03/10/2022 , 14:02 (GMT+7)

Cần Thơ Ở ĐBSCL việc xử lý rơm rạ tại đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học dùng làm phân bón hữu cơ đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.  

Mô hình ủ phân hữu cơ tại TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình ủ phân hữu cơ tại TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tận dụng nguồn phế, phụ phẩm trong nông nghiệp 

Mỗi năm vùng ĐBSCL sản xuất được khoảng 24 triệu tấn lúa thì cũng có chừng ấy tấn rơm rạ thải ra đồng ruộng. Tận dụng nguồn phế, phụ phẩm trong nông nghiệp làm phân hữu cơ vừa góp phần làm sạch đồng ruộng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, vừa có nguồn phân hữu cơ bón cho đất. Đó là những lợi ích trước mắt và lâu dài cho nông dân khi thực hành nông nghiệp tuần hoàn, nguồn nguyên liệu này cần được xem là đầu vào quan trọng, kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt: Trong 3 năm gần đây theo tổng kết của Cục Trồng trọt, nếu để lại toàn bộ rơm rạ trên ruộng, kết hợp với mật độ sạ thưa, chúng ta có thể giảm 50% lượng phân bón hoặc 50% thuốc BVTV. Thậm chí nhiều hộ không phải phun thuốc BVTV vì không còn sâu bệnh trên đồng ruộng. Mô hình này đã áp dụng ở An Giang với diện tích 50 ha, Thái Nguyên 140 ha, Thanh Hóa hơn 100 ha và được đông đảo người dân ủng hộ, đánh giá cao.

Tại một số địa phương, mô hình xử lý rơm rạ tại đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học để dùng làm phân bón hữu cơ thay vì mua phân NPK. Người dân giữ lại rơm rạ không đốt, dùng sản phẩm sinh học xử lý, thậm chí không cần thời gian cách ly mà vẫn ngăn chặn được hiện tượng ngộ độc hữu cơ do rơm rạ gây ra, giảm được lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây lúa.

Người dân không đốt đồng giữ lại rơm rạ dùng sản phẩm sinh học xử lý làm phân hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Người dân không đốt đồng giữ lại rơm rạ dùng sản phẩm sinh học xử lý làm phân hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện có một số nghiên cứu chưa được công bố như tận dụng trái cây thải loại làm phân bón. Một số tỉnh có cửa khẩu như An Giang có số lượng xoài thải loại rất lớn tại các chợ cửa khẩu, gây ô nhiễm môi trường đang được nghiên cứu, chế biến thành phân bón phục vụ cho chính địa phương. Tuy nhiên, chi phí để xử lý các phế phụ phẩm trong nông nghiệp hiện nay vẫn còn lớn so với thu nhập của nông dân, dẫn tới thực trạng mất đi lượng hữu cơ và dinh dưỡng cây trồng khổng lồ. Từ đó gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, còn đất trồng ngày càng bị thiếu hụt hữu cơ, thoái hóa trầm trọng.

Ở ĐBSCL việc xử lý rơm rạ tại đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học để dùng làm phân bón hữu cơ thay vì mua phân NPK đang mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ở ĐBSCL việc xử lý rơm rạ tại đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học để dùng làm phân bón hữu cơ thay vì mua phân NPK đang mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tập huấn quy trình sản xuất phân hữu cơ từ rơm

Tại phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ vừa phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức tập huấn quy trình sản xuất phân hữu cơ từ rơm.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho biết: Rơm rạ của bà con nông dân được gom từ đồng ruộng, hoặc phụ phẩm rơm rạ (sau khi trồng nấm) đều có thể tận dụng làm phân hữu cơ. Tại buổi tập huấn, bà con nông dân được các giảng viên đến từ Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế IRRI, Trường Đại học nông Lâm TP. HCM và Trường Đại học Tiền Giang hướng dẫn quy trình thực hiện ủ phân hữu cơ từ rơm cùng với phân bò và hướng dẫn sử dụng máy đảo trộn luống ủ.

Nói về cách ủ phân hữu cơ bà Phạm Thị Minh Hiếu đưa ra kỹ thuật cụ thể đề hướng dẫn bà con nông dân ủ phân để làm phân hữu cơ phục vụ lại cho cây trồng. Trước nhất việc phối hợp ủ phân rơm và phân bò, tỷ lệ tương ứng giữa 2 loại nguyên liệu này là 6/4, tuy nhiên còn phụ thuộc vào ẩm độ nguyên liệu.

Trong thực tế, luống ủ có thể thêm đất (giàu N), khi đó thành phân trong luống ủ gồm 60% rơm, 30% phân bò, 10% đất, được tính với cùng ẩm độ. Kích thước mặt cắt luống ủ phụ thuộc vào kích thước và năng suất của máy trộn. Đối với máy trộn liên hợp với máy kéo 30 - 35 HP, mặt cắt luống ủ với bề rộng chân luống 1,2 m, chiều cao 0,7m. Đối với rơm sau trồng nấm (50 - 60%) và phân bò (60 - 70%), tỷ lệ phối trộn tương ứng là 1,2:1, với C/N = 26,1.

Trong 3 năm gần đây, theo tổng kết của Cục Trồng trọt nếu để lại toàn bộ rơm rạ trên ruộng, kết hợp với mật độ sạ thưa có thể giảm 50% lượng phân bón hoặc 50% thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong 3 năm gần đây, theo tổng kết của Cục Trồng trọt nếu để lại toàn bộ rơm rạ trên ruộng, kết hợp với mật độ sạ thưa có thể giảm 50% lượng phân bón hoặc 50% thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong trường hợp sử dụng rơm khô 14% và phân bò khô 30% thì tỷ lệ tương ứng là 1:1, với C/N = 29.4. Trường hợp ủ rơm sau trồng nấm với ẩm độ 60 – 70 % và phân bò khô 10% thì tỷ lệ phối trộn theo khối lượng tương ứng là 5,6:1. Lượng men vi sinh là 5 lít, được hòa trộn với nước và phun vào luống ủ.

Do nguyên liệu rơm với ẩm độ cao hơn yêu cầu nên không phun thêm nước quá trình đảo trộn. Còn đối với trường hợp nguyên liệu là rơm khô và đất ruộng với tỷ lệ 7:3, quy về cùng ẩm độ 30%, 0,5% URE, 1% P, 0,3% K và 0,2% mật rỉ đường, 1% men vi sinh dạng nước và 1% men vi sinh dạng bột.

Sau khi làm mát, khoảng 45 ngày sau đảo trộn lần đầu, thành phẩm là phân hữu cơ sẵn sàng cho sử dụng. Sản phẩm với ẩm độ 30 - 40%, có thể được phân loại qua sàng tạp chất lớn. Phân hữu cơ trong giai đoạn thông thoáng và làm mát. Sản phẩm phân hữu cơ từ rơm chất lượng thành phẩm phân hữu cơ được đánh giá qua các chỉ tiêu về các thành phần C, N, P, K, tỷ lệ C/N, độ pH, độ ẩm.

Từ các kết quả thí nghiệm đối với nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, tỷ lệ C/N của thành phẩm 13 – 14.5, độ pH: 6.8 – 7.2, độ ẩm 35 – 40%, sau đó được trải đều trong nhà để giảm ẩm độ đến 30% trước khi phối trộn làm giá thể hoặc phơi nắng đến ẩm độ 14% trước khi qua quá trình ép viên nén.

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Mua heo không được lại gần chuồng xem heo

BÌNH ĐỊNH Một thợ chuyên mua heo thịt tại Bình Định chia sẻ, hiện người dân không còn cho thương lái vào chuồng như trước để tránh lây lan dịch bệnh từ ngoài vào trang trại.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.