| Hotline: 0983.970.780

Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh:

Đề án đa mục tiêu

Thứ Sáu 17/03/2023 , 15:40 (GMT+7)

ĐBSCL Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao cần quan tâm tổ chức lại sản xuất, giúp nông dân giữ và nâng cao thu nhập từ cây lúa.

Hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đã hoàn thành việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia và các địa phương vùng ĐBSCL. 12/13 tỉnh, thành trong vùng đã đăng ký tham gia đề án, với diện tích dự kiến đến năm 2025 là 719.000 ha và đến năm 2030 đạt 1.015.000 ha.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chủ trì Hội thảo Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chủ trì Hội thảo Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Tại hội thảo góp ý Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL diễn ra sáng ngày 17/3 tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng của đề án là tổ chức lại sản xuất lúa theo hướng bền vững, giải quyết vấn đề manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất hiện đang tồn tại trong vùng. Qua đó đề án hướng tới giảm phát thải khí nhà kính, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị và thu nhập từ cây lúa cho bà con nông dân.

Trên cơ sở định hướng quy hoạch sản xuất lúa của từng địa phương trong vùng, Thứ trưởng Nam phân tích, việc tổ chức lại sản xuất sẽ còn nhiều khó khăn về vấn đề chuyển đổi diện tích sản xuất, liên kết nông dân tham gia vào các HTX, đặc biệt là kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia. Thời gian qua, Bộ NN-PTNT phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các cơ quan chuyên môn đã có những bước đi phù hợp để cố gắng thúc đẩy sớm hoàn thành dự thảo đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng của đề án là tổ chức lại sản xuất lúa theo hướng bền vững, giải quyết vấn đề manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất hiện đang tồn tại trong vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng của đề án là tổ chức lại sản xuất lúa theo hướng bền vững, giải quyết vấn đề manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất hiện đang tồn tại trong vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Dựa trên những thành công và nỗ lực sản xuất lúa gạo đạt được từ diện tích triển khai Dự án VnSAT, Thứ trưởng đề nghị ngành nông nghiệp các địa phương tham gia đề án củng cố, kiện toàn lại và nhân rộng kết quả của Dự án VnSAT. Các diện tích lúa đăng ký tham gia Đề án đến năm 2025 là những vùng lúa có điều kiện sản xuất thích hợp, được đầu tư cơ sở hạ tầng và tổ chức sản xuất tương đối tốt.

Thông qua kết quả khảo sát tình hình sản xuất lúa tại 4 địa phương vùng ĐBSCL là Long An, Đồng Tháp, An Giang và TP Cần Thơ để phục vụ xây dựng Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, các tỉnh đều thể hiện sự đồng thuận và đánh giá cao ý tưởng của đề án và có kế hoạch cụ thể tham gia đề án đến giai đoạn 2025 và đến giai đoạn 2030.

Một số tỉnh thành cũng đề nghị, cần xây dựng bộ tiêu chí cụ thể cho các vùng chuyên canh để các tỉnh có cơ sở để theo dõi, giám sát, đánh giá và báo cáo. Hơn nữa, đề án cũng cần quan tâm đào tạo các vấn đề liên quan đến thị trường các bon, cấp chứng nhận, theo dõi. Xây dựng quy định, khung pháp lý cụ thể liên quan đến việc cấp tín chỉ các bon thấp và chia sẽ quyền lợi khi đạt chứng chỉ cho các bên tham gia. Nghiên cứu và chuyển giao các giải pháp xử lý vấn đề về sản phẩm phụ phẩm từ lúa gạo. Nhất là ưu tiên hỗ trợ vốn phát triển cơ sở hạ tầng về đường, điện, đê bao, thủy lợi nội đồng, hiện đại hóa trạm bơm, tưới tiêu...

Theo Ngân hàng Thế giới, dự kiến thu nhập của bà con nông dân sẽ được nâng thêm khoảng 20% thông qua cải thiện về năng suất và chất lượng. Ảnh: Kim Anh.

Theo Ngân hàng Thế giới, dự kiến thu nhập của bà con nông dân sẽ được nâng thêm khoảng 20% thông qua cải thiện về năng suất và chất lượng. Ảnh: Kim Anh.

Hiện nay, một số tỉnh hiện đang triển khai các giải pháp liên quan đến phát triển bền vững, tổ chức lại sản xuất. Điển hình như tỉnh An Giang đã thực hiện tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết trong sản xuất lúa. Hay tỉnh Đồng Tháp xây dựng chương trình chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp. Tại TP. Cần Thơ cũng đã xây dựng kế hoạch hệ thống cơ sở thủy lợi cho sản xuất lúa đến từng giai đoạn năm 2025 và năm 2030 cho toàn bộ diện tích lúa của tỉnh. Đa số các địa phương đang phát triển ngành lúa gạo theo hướng bền vững hơn, giảm phát thải, góp phần nâng cao giá trị gia tăng, thu nhập của người nông dân.

Đại diện Ngân hàng Thế giới, ông Li Gou, Chuyên gia cao cấp đánh giá, vùng ĐBSCL có nền tảng và kinh nghiệm tốt từ Dự án VnSAT, đây sẽ là tiền đề để vùng xây dựng thành công Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Việc áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững trong đề án sẽ giúp bà con nông dân tiết giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập, tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt là nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính các bon mà thế giới đang hướng tới.

12/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã đăng ký tham gia đề án, với diện tích dự kiến đến năm 2025 là 719.000 ha và đến năm 2030 đạt 1.015.000 ha. Ảnh: Kim Anh.

12/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã đăng ký tham gia đề án, với diện tích dự kiến đến năm 2025 là 719.000 ha và đến năm 2030 đạt 1.015.000 ha. Ảnh: Kim Anh.

Vị chuyên gia Ngân hàng Thế giới cho biết, dự kiến thu nhập của bà con nông dân sẽ được nâng thêm khoảng 20% thông qua cải thiện về năng suất và chất lượng  bên cạnh giảm chi phí sản xuất. Năng lực cạnh tranh của lĩnh vực sản xuất lúa được nâng cao, dấu ấn giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng sẽ được định hình, hệ sinh thái nông thôn được phục hồi. Từ đó, chuỗi giá trị lúa gạo trong đề án sẽ được tăng cường cả về thế mạnh và chiều sâu.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.