| Hotline: 0983.970.780

Cần chính sách cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thứ Bảy 18/02/2023 , 15:52 (GMT+7)

AN GIANG Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL cần nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung về điều kiện tham gia cũng như có cơ chế, chính sách cho phù hợp, khả thi...

Nghiên cứu bổ sung điều kiện tham gia Đề án

Mới đây, UBND tỉnh An Giang gửi Bộ NN-PTNT về việc đóng góp ý kiến và đăng ký tham gia 200.000ha, trong đó gồm 150.000ha lúa chất lượng cao và 30.000ha nếp chất lượng cao, 20.000ha lúa giống nằm trong Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

Empty

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhiều năm nay, An Giang tự hào là vùng đất có sản lượng lúa đứng nhất, nhì ở ĐBSCL và bình quân mỗi năm cho ra sản lượng trên 4 triệu tấn. Đặc biệt, An Giang còn tự hào là địa phương sản xuất lúa đạt năng suất đứng hàng đầu trong khu vực ĐBSCL. Chính vì vậy, khi Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Bộ NN-PTNT đưa ra, An Giang rất đồng tình và ủng hộ hết mình, đồng thời kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất khi tham gia Đề án này.

Ông Trần Anh Thư cho biết: Việc xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL là phù hợp với các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển ngành hàng lúa gạo nói riêng và chủ trương phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính nói chung.

Sau khi nghiên cứu dự thảo Đề án, UBND tỉnh An Giang thống nhất với những định hướng chung của dự thảo Đề án, đồng thời có một số góp ý như sau: Về tiêu chí vùng sản xuất, đề nghị bổ sung về mặt diện tích thực hiện mô hình phải có hệ thống đê bao hoàn chỉnh, an toàn, chủ động hoàn toàn về thủy lợi, bao gồm cả việc tưới và tiêu thoát nước; có vị trí địa lý thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất và thu mua; có giao thông, vận chuyển, logistics được kết nối thuận tiện, thông suốt phục vụ cho sản xuất và thu mua lúa gạo.

Empty

An Giang ủng hộ hết mình Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Về tiêu chí doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ: Doanh nghiệp phải có hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dài hạn, thực hiện thu mua đúng theo hợp đồng liên tục từ 2 năm trở lên với HTX. Doanh nghiệp này được quyền liên kết với tư nhân thu mua lúa và các doanh nghiệp khác để vận hành chuỗi giá trị hiệu quả (đủ năng lực về sơ chế, chế biến, đóng gói, nhãn hiệu, thương hiệu… và năng lực kinh doanh xuất khẩu).

Doanh nghiệp phải đảm bảo sấy kịp thời, đảm bảo chất lượng toàn bộ lượng lúa thu hoạch trong vùng liên kết. Doanh nghiệp có năng lực về tài chính (có thể thực hiện bảo lãnh từ ngân hàng), năng lực để tổ chức và giám sát quá trình sản xuất ở vùng hợp đồng liên kết.

An Giang cũng đề nghị mời các công ty thuộc hệ thống nhà nước như Tổng Công ty Lương thực miền Nam (VinaFood II), Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng lúa gạo, hiệp hội phân bón, hiệp hội thuốc BVTV tham gia vào thực hiện đề án.

Cần điều chỉnh một số cơ chế chính sách 

Trong nội dung về chính sách doanh nghiệp, ông Trần Anh Thư nhấn mạnh, doanh nghiệp khi tham gia vào Đề án được vay vốn ưu đãi không thế chấp để xây dựng kho, máy sấy và máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất lúa, để phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất của HTX hoặc các cơ sở chế biến phụ phẩm lúa gạo.

Thực tế, các chính sách vay tín chấp vừa qua rất khó khả thi do ngân hàng cần bảo toàn vốn và sợ rủi ro. Do đó, cần quy định cụ thể hơn về năng lực, điều kiện doanh nghiệp cũng như quy định trách nhiệm của ngân hàng để thuận lợi khi thực hiện. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh đối với chính sách "nông dân được vay ngân hàng không thế chấp tối đa 20 triệu đồng/vụ sản xuất, thời gian vay trong 6 tháng trong thời gian tham gia liên kết". Theo chính sách này, mức vốn vay không thế chấp 20 triệu đồng và thời gian 6 tháng là thấp, chưa tạo thuận lợi cho nông dân tham gia.

Empty

Cần nghiên cứu để có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp cho nông dân và doanh nghiệp khi tham gia Đề án. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Về khái toán vốn đầu tư giai đoạn 2023 - 2030 là 40.048 tỷ đồng, ông Trần Anh Thư đề xuất, trong đó vốn ngân sách và vốn khác là 24.568 tỷ đồng (61,3%), vốn của người dân 15.480 tỷ đồng (38,7%). Tuy nhiên, Đề cương chưa làm rõ nguồn vốn khác là những nguồn nào và tỷ lệ vốn ngân sách Trung ương và địa phương (nếu có) tham gia thực hiện Đề án này.

Theo đó, phần cân đối vốn ngân sách và vốn khác chiếm 61,3% cần làm rõ vốn Trung ương và có vốn địa phương hay không, nếu có thì tổng mức là bao nhiêu để các địa phương có kế hoạch cân đối vốn thực hiện. Theo Đề án, việc huy động vốn từ người dân đến 38,7% là lớn trong điều kiện nông dân các tỉnh ĐBSCL còn khó khăn nên sẽ khó huy động, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai Đề án.

Bên cạnh đó, nên phân kỳ giai đoạn 2023 - 2030 là 40.048 tỷ đồng, trong đó phân kỳ giai đoạn 2023 - 2025 là 20.024 tỷ đồng (50%)...

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất