| Hotline: 0983.970.780

Để canh tác lúa đạt hiệu quả cao trên đất phèn vùng Tứ giác Long Xuyên

Thứ Sáu 10/07/2020 , 06:35 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng quá trình canh tác lúa của bà con vùng Tứ giác Long Xuyên nằm trên địa phận ba tỉnh, thành Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ.

Phân bón Đầu Trâu AT2 của Bình Điền. Ảnh: Phan Nam.Phân bón Đầu Trâu AT2 của Bình Điền. Ảnh: Phan Nam.

Phân bón Đầu Trâu AT2 của Bình Điền. Ảnh: Phan Nam.Phân bón Đầu Trâu AT2 của Bình Điền. Ảnh: Phan Nam.

Đặc biệt là vụ hè thu, sự tác động này càng biểu hiện rõ rệt.

Hiện tượng mặn xâm nhập sâu vào nội địa, hiện tượng cây lúa bị ngộ độc phèn diễn ra phổ biến ở hầu hết các đồng ruộng đã xảy ra gây thiệt hại lớn đến sản xuất lúa. Những lưu ý sau đây sẽ giúp cho nông dân vùng Tứ giác Long Xuyên canh tác lúa giảm thiệt hại và thành công hơn.

Phương châm né mặn: Thời vụ là quyết định

Đây là vùng bị xâm nhập mặn và nhờ nước trời, không chủ động được nước do vậy chỉ nên bố trí sản xuất lúa 2 vụ/năm đó là vụ HT muộn và ĐX sớm.

Vụ HT muộn (phương châm né mặn đầu vụ) thời vụ gieo từ đầu tháng 6 đến trung tuần tháng 6 dương lịch khi đã có mưa nhiều, mưa đều thì dùng nước mưa rửa mặn, xổ phèn (kết hợp với bón vôi 300-500kg/ha). Chú ý chọn giống ngắn ngày, chịu phèn mặn để thu hoạch trong tháng 9 dương lịch.

Vụ ĐX sớm (phương châm né mặn cuối vụ) gieo từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch, gieo sớm để bảo đảm lúc lúa trổ còn nước ngọt trong kênh mương, còn một vài trận mưa cuối mùa để tưới lúc lúa trổ (nên bơm vào ruộng đầy nước), sau đó nếu bị nước mặn xâm nhập tuyệt đối không đưa nước mặn vào ruộng sẽ gây thất thu rất lớn.

Vụ ĐX sớm có thể chọn giống chất lượng cao như ST24, ST25 (chịu phèn mặn khá, cứng cây không đổ ngã, kháng bệnh đạo ôn và bệnh cháy bìa lá) thu hoạch trước Tết âm lịch nên sẽ bán có giá.

Chú ý biện pháp làm đất, cải tạo đất, bón phân

Qui trình canh tác, cần phải áp dụng nhiều biện pháp cải tạo đất thông minh hiệu quả. Cần thiết cày ải phơi đất để cắt đứt mao quản phèn thời điểm sau thu hoạch vụ ĐX. Làm đất theo tiêu chí “cày cạn, bừa dối”, xẻ rãnh thoát phèn. Bón vôi và sử dụng nước ngọt để rửa phèn là biện pháp cải tạo có hiệu quả hơn cả.

Tuy nhiên, hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nhất là vụ HT. Vì vậy, việc bón lót đầu vụ với các dòng phân bón chuyên dùng có bổ sung canxi, silic là một trong những giải pháp tối ưu giúp rửa phèn, hạn chế tối đa tác hại của phèn lên cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Chú ý việc rửa phèn, rửa mặn bằng cách sử dụng nước ngọt kết hợp với bón vôi (300-500kg/ha) bón trước lúc gieo sạ ngâm trên ruộng 10-14 ngày, sau đó xổ ra.

Biện pháp quan trọng trên vùng đất phèn mặn cần bón lót phân lân nung chảy 200-400 kg/ha (Văn Điển hoặc Ninh Bình) hoặc bón lót 100-160kg Đầu Trâu Mặn Phèn (N=4%, P2O5=14%, 20%CaO, 14%SiO2) (bón gia giảm tùy độ phèn của đất) bón lót trước khi gieo sạ rất cần thiết giúp hạn chế tối tác hại phèn mặn, đồng thời giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Cây lúa khỏe, cứng cây sẽ kháng được sâu bệnh hại.

Riêng với quy trình bón phân thông minh có vai trò quan trọng giúp lúa đạt năng suất tối đa, khuyến cáo áp dụng trong canh tác cho vụ HT 2020, bà con cần lưu ý:

Bón phân cho lúa trên đất phèn mặn: Bón lót phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn, với lượng bón 100 – 160 kg/ha, những nơi phèn nặng, có thể bón với lượng tăng 200kg/ha. (N=4%, P2O5=14%, 20% CaO, 14% SiO2) (bón gia giảm tùy độ phèn của đất) bón lót trước khi gieo sạ rất quan trọng nhất là trong điều kiện sạ thưa (80kg/ha) giúp giúp hạn chế tối tác hại phèn mặn, đồng thời giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, kháng được sâu bệnh hại.

Ngoài ra, trong điều kiện sạ thưa, việc bón lót này còn giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây lúa hấp thu ở giai đoạn đầu, thúc cây ra lá và đẻ nhánh mạnh, đồng thời giảm được phân bón thúc. Đây cũng là giải pháp nằm trong qui trình canh tác lúa thông minh đã được ứng dụng hiệu quả trên hầu hết các vùng đất bị phèn mặn của vùng ĐBSCL giúp bà con thu về hiệu quả năng suất cao trên 8 tấn/ha cho vụ HT. 

- Bón thúc 1 (7-10 ngày sau sạ): 100-150 kg/ha phân Đầu Trâu TEA1. Tăng, giảm tùy theo độ tốt xấu của đất trồng, cây trồng.

- Bón thúc 2 (18-22 ngày sau sạ): 120-150 kg/ha phân Đầu Trâu TEA1. Tăng giảm tùy theo độ tốt xấu của đất trồng, cây trồng.                                                                                                                               - Bón thúc đòng (khi có tim đèn): 80-120 kg/ha phân Đầu Trâu TEA2; Chỗ lúa có màu vàng bón 120kg/ha;  Chỗ lúa có màu xanh lợt bón 80kg/ha;  Chỗ lúa có màu xanh đậm chỉ bón 50-70kg KCl/ha.

- Bón rước hạt (khi lúa cong trái me, trước thu hoạch 20 ngày) nếu 3 lá đòng hơi vàng: Bón 30-50kg/ha phân Đầu Trâu TEA2.

 

Xem thêm
Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?