| Hotline: 0983.970.780

Để ngư dân tiếp cận nghề cá hiện đại

Thứ Hai 04/03/2019 , 14:30 (GMT+7)

Với định hướng trở thành trung tâm nghề cá năng động của tỉnh Bình Định trong tương lai, huyện Hoài Nhơn đã có những bước chuyển, hướng ngư dân đến với nghề cá hiện đại.

Theo ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, toàn huyện có 2.419  tàu cá, với hơn 20.000 lao động nghề biển, trong đó có 2.105 chuyên đánh bắt xa bờ. Để giúp ngư dân từng bước chuyển hướng từ nghề cá nhân dân sang nghề cá hiện đại, huyện đã không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Luật Thủy sản, gắn với các giải pháp cấp bách về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhằm góp phần vào nỗ lực chung xóa bỏ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam.

10-03-19_1
Những chiếc tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 của ngư dân Hoài Nhơn được đóng mới đầu tiên tại Bình Định

Để tạo bước đệm cho nghề cá đi theo hướng bền vững, Hoài Nhơn đã có nhiều nỗ lực trong phát triển hậu cần nghề cá. Trong thời gian qua, huyện đầu tư xây dựng tuyến đường từ QL 1A xuống khu Gò Dài thuộc thôn Tân Thành (xã Tam Quan Bắc) với kinh phí trên 40 tỉ đồng, tạo thuận lợi cho giao thông ra vào cảng cá Tam Quan.

Khu dịch vụ hậu cần nghề cá cũng được chính quyền huyện Hoài Nhơn quan tâm đầu tư, các cơ sở cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, ngư lưới cụ… trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ. Từ năm 2016, Ban Quản lý Cảng cá Tam Quan được thành lập, thực hiện công tác quản lý khu cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão; quản lý cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá; đảm bảo an toàn cháy nổ.

“Đây là nơi cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tàu thuyền đánh bắt thủy sản, khu vực tiếp nhận, thu mua và tổ chức phân phối, tiêu thụ, bảo quản các sản phẩm thủy hải sản đánh bắt”, ông Công cho biết.

Để thay đổi nhận thức của ngư dân, Hoài Nhơn không ngừng tích cực tuyên truyền pháp luật cho ngư dân không vi phạm lãnh hải nước khác trong khai thác; chỉ đạo các xã biển ký cam kết để ngư dân khai thác thủy sản theo quy định. Tăng cường việc truy xuất, chứng nhận nguồn gốc thủy sản, quản lý tàu cá thông qua hoạt động của Tổ kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá Tam Quan…

Chủ tàu cá mang số hiệu BĐ 97045 TS (435CV), ngư dân Huỳnh Tấn Phi ở xã Hoài Hương chia sẻ: “Các ngành chức năng và chính quyền địa phương luôn chú trọng tuyên truyền pháp luật cho ngư dân để nắm rõ các quy định về khai thác xa bờ. Mục đích tuyên truyền cho ngư dân hiểu con tàu là tài sản của cả gia đình, nếu vi phạm vùng biển nước ngoài thì cả tài sản lẫn tính mạng của ngư dân sẽ không được bảo đảm”.

Ông Trần Tấn Thuận, Chủ tịch UBND xã Hoài Hương bộc bạch: “Quản lý ngư dân khi họ hoạt động trên biển là rất khó, bởi thế chính quyền địa phương chủ yếu đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khai thác cho ngư dân là chính. Đối với các ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, xã cũng đã tổ chức nhắc nhở, kiểm điểm tại các buổi họp dân để từ đó bà con nâng cao nhận thức hơn nữa trong chấp hành quy định pháp luật về khai thác”.

“Sau khi xây dựng xong thương hiệu cá ngừ đại dương chúng tôi sẽ xây dựng làng nghề vi cước cá trải dài trên địa bàn 6 xã miền biển. Phấn đấu đến năm 2020, Hoài Nhơn sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển năng động của tỉnh”, ông Nguyễn Chí Công.

 

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.