| Hotline: 0983.970.780

Để thành phố Vị Thanh ngày càng giàu đẹp

Thứ Ba 10/08/2021 , 12:38 (GMT+7)

Với quyết tâm xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp, ngành chức năng TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Lưu ý Băng chân trang

HẬU GIANG CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Nhiều kết quả ấn tượng

Ông Võ Tứ Phương, Trưởng phòng Kinh tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia TP Vị Thanh, cho biết: Để hoàn thành mục tiêu về xây dựng nông thôn mới (NTM) của năm, ngoài việc triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và sở, ngành liên quan, UBND TP Vị Thanh còn ban hành 2 kế hoạch và 12 văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác xây dựng NTM.

Trước khi dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến từng hộ dân về việc nâng chất các tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao, cũng như tham gia thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Trong đó, Ban chỉ đạo đã tổ chức cấp 530 quyển sổ tay và 5.780 tờ rơi tuyên truyền về xây dựng NTM. Đồng thời, Ban chỉ đạo thành phố cũng thực hiện 3 cuộc kiểm tra thực tế tại các xã để nhắc nhở và đôn đốc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Đặc biệt là vận động bà con thực hiện những phần việc của dân như: làm hàng rào, cột cờ, xây dựng hố rác, trồng hoa kiểng,… nhằm tạo cảnh quan môi trường thông thoáng, sạch đẹp.

Đường quê nông thôn trên địa bàn thành phố Vị Thanh ngày một khang trang, sạch đẹp. Ảnh: TP.

Đường quê nông thôn trên địa bàn thành phố Vị Thanh ngày một khang trang, sạch đẹp. Ảnh: TP.

Tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM qua 7 tháng đầu năm của thành phố Vị Thanh là gần 22,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn lồng ghép gần 16,6 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp đóng góp 200 triệu đồng và vốn Nhân dân đóng góp gần 6 tỉ đồng.

Qua 7 tháng đầu năm, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, nhất là tình hình dịch Covid-19 nhưng chương trình xây dựng NTM của TP Vị Thanh vẫn đạt những kết quả ấn tượng và đảm bảo tiến độ theo kế hoạch năm đề ra.

Cụ thể, xã Hỏa Tiến đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao UBND TP Vị Thanh đã tổ chức lễ công bố vào cuối tháng 4 vừa qua, đạt 100% so với kế hoạch của năm được giao.

Ngoài ra, 3 xã còn lại của thành phố là Tân Tiến, Hỏa Lựu và Vị Tân cũng đạt thêm ít nhất 2 tiêu chí NTM nâng cao, cũng đạt 100% kế hoạch năm đề ra. Bên cạnh đó, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh thống nhất công nhận thêm 3 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, gồm: Siro khóm Huy Minh, siro khóm củ dền Huy Minh và trà mãng cầu túi lọc Ánh Nguyệt.

Nông thôn không ngừng đổi mới

Nhờ chương trình xây dựng NTM, nhiều vùng quê của thành phố tiếp tục được khởi sắc. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, bằng nhiều nguồn lực đầu tư, hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi trên địa bàn các xã của TP Vị Thanh tiếp tục được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của bà con.

Cụ thể, ngành chức năng thành phố đã triển khai nâng cấp, sửa chữa một tuyến đường giao thông và lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trên địa bàn các xã với tổng chiều dài 15,6km. Đồng thời, vận động người dân tự lắp đặt đèn chiếu sáng ngoài lộ với chiều dài 1,5km và dặm vá 400m đường giao thông. Trong công tác thủy lợi đã nạo vét được 2 tuyến kênh với chiều dài 2,7km, sửa chữa 3 đập thời vụ và nâng cấp kè chống sạt lở với chiều dài 5km.

Một trong những điểm sáng về xây dựng NTM của thành phố Vị Thanh từ đầu năm đến nay là xã vùng khóm Hỏa Tiến đã đạt chuẩn NTM nâng cao. Ảnh: TP.

Một trong những điểm sáng về xây dựng NTM của thành phố Vị Thanh từ đầu năm đến nay là xã vùng khóm Hỏa Tiến đã đạt chuẩn NTM nâng cao. Ảnh: TP.

Bà Trang Thị Diễm, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP Vị Thanh, chia sẻ: “Những năm gần đây, tôi thấy giao thông nông thôn ngày càng hoàn thiện. Nhiều tuyến đường sình lầy, xuống cấp đã được xóa bỏ. Thay vào đó là lộ bê tông, nhựa bằng phẳng, khang trang. Qua đây, không chỉ giúp người dân đi lại được thuận tiện mà còn tạo điều kiện cho việc mua bán, vận chuyển khóm và nhiều mặt hàng nông sản khác của bà con được dễ dàng”.

Theo bà Diễm, minh chứng rõ nhất là địa phương vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đê bao kết hợp lộ giao thông nông thôn ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh giai đoạn 2 (đoạn từ kênh Lầu đến đường Phạm Hùng) với chiều dài gần 9km. Không những thế nhiều tuyến đường còn được lắp đặt hệ thống đèn đường chiếu sáng vào ban đêm, giao thông và an ninh trật tự được an toàn và bảo đảm hơn.

Cùng niềm phấn khởi, ông Nguyễn Văn Chung, hộ dân đang canh tác hơn 2ha lúa ở ấp 4, xã Vị Tân, TP Vị Thanh, cho hay: “Nhờ được đầu tư hệ thống đê bao khép kín kiên cố và thường xuyên nạo vét thủy lợi nội đồng nên bà con chủ động được nguồn nước trong sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn bên ngoài nội đồng cũng được ngành chức năng thành phố chủ động sửa chữa và đóng, mở kịp thời trong thời gian xâm nhập mặn. Từ đó, nông dân an tâm trồng lúa và nhiều mặt hàng nông sản khác”.

Từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa, TP Vị Thanh đã tiến hành nâng cấp, sửa chữa một trường học trên địa bàn xã Vị Tân. Qua đó, hệ thống trường lớp ngày càng được cải thiện và đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. Đến nay, toàn thành phố có 13/15 trường học đạt chuẩn theo quy định, chiếm tỷ lệ 86,66%.

 Cùng với đó, ngành văn hóa thành phố cũng tổ chức nâng chất, sửa chữa các phòng chức năng của một số trung tâm văn hóa xã và nhà văn hóa ấp để đảm bảo hoạt động, cũng như phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi cho người dân. Đồng thời triển khai nâng chất các thiết chế văn hóa như: bổ sung pano cột mốc, sửa chữa các pano cổng chào và phía trước nhà văn hóa ấp đã xuống cấp.

Công tác giao thông thuỷ lợi được đảm bảo. Ảnh: TP.

Công tác giao thông thuỷ lợi được đảm bảo. Ảnh: TP.

Bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Vị Thanh, cho hay: Song song với phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, thành phố còn tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó chú trọng triển khai các chương trình, dự án. Nhất là xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế.

Điển hình là ngành chức năng thành phố xây dựng 3 mô hình phát triển sản xuất lúa, với diện tích khoảng 110ha. Phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh triển khai mô hình sinh kế thuộc dự án Cái Lớn - Cái Bé tại xã Hỏa Tiến, với diện tích 7,8ha. Thực hiện mô hình trồng khóm kết hợp thủy sản được hỗ trợ 100% con giống và được lắp đặt hệ thống tưới phun tự động cho người dân. Triển khai mô hình chăn nuôi dê theo hướng an toàn sinh học tại xã Vị Tân, với tổng đàn hiện tại là 96 con…

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được thành phố quan tâm và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Với phương châm đào tạo nghề gắn với địa chỉ sử dụng lao động và đáp ứng nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp nên các lao động sau khi đào tạo đều tìm được việc làm phù hợp.

Đến nay, thu nhập bình quân đầu người tại các xã trên địa bàn thành phố đều đạt hơn 50 triệu đồng/năm. Riêng xã NTM nâng cao Hỏa Tiến có mức thu nhập bình quân đầu người đạt gần 61 triệu đồng/năm.

Ông Võ Tứ Phương, Trưởng phòng Kinh tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia TP Vị Thanh cho biết, hiện nay, do thực hiện giãn cách xã hội để triển khai các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 nên nhiều hoạt động của chương trình xây dựng NTM đã tạm ngưng.

Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, Ban chỉ đạo thành phố sẽ đề nghị các địa phương của thành phố tiếp tục tập trung thực hiện những công việc theo kế hoạch đề ra. Phấn đấu đến cuối năm nay, xã Tân Tiến đạt 14/16 tiêu chí, Vị Tân đạt 12/16 tiêu chí và xã Hỏa Lựu đạt 10/16 tiêu chí của xã NTM nâng cao. Riêng xã Hỏa Tiến duy trì và nâng chất 16/16 tiêu chí NTM nâng cao đã đạt.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm