| Hotline: 0983.970.780

Đê trụ rỗng - giải pháp phòng, tránh sạt lở bờ biển hiệu quả

Thứ Hai 24/06/2019 , 14:57 (GMT+7)

Theo tính toán không chính thức thì hiện nay mỗi năm, ĐBSCL mất khoảng 500ha đất do sạt lở.

Tình hình sạt lở bờ biển ở Cà Mau trong những năm trở lại đây đã đến mức đáng báo động. Chính vì vậy, UBND tỉnh Cà Mau đã rất chủ động trong việc tìm giải pháp để ngăn chặn sạt lở bờ biển. Trong đó, việc triển khai, áp dụng mô hình kè bằng đê trụ rỗng bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc gây bồi, tạo bãi và chắn được những cơn sóng lớn.

Đê trụ rỗng được xây dựng tại cống Đá Bạc (H. Trần Văn Thời, T. Cà Mau).

Theo đó, tuyến đê biển Tây (thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), được xem là “điểm nóng” về tình hình sạt lở bờ biển của tỉnh Cà Mau. Từ khi địa phương tỉnh triển khai, áp dụng mô hình kè đê trụ rỗng thì nơi hệ sinh thái ven biển ở đây từng bước được phục hồi.

Theo quan sát của PV Báo NNVN, bên trong tuyến đê trụ rỗng đã xuất hiện phù sa tích tụ, rừng tự nhiên bắt đầu mọc trở lại. Đó là hiệu quả bước đầu thật đáng ghi nhận về sự nỗ lực của địa phương trong việc áp dụng, triển khai thực hiện loại kè này.

Tiện ích của loại hình này là giá thành tương đối rẻ hơn so với các loại hình kè đê trước đó (16 tỷ đến 18 tỷ/1km), nhưng hiệu quả thì rõ ràng hơn. Đồng thời, loại hình kè đê trụ rỗng được thiết kế, lắp đặt theo một quy trình chặt chẽ và tránh được sự tác động va đập của sóng biển. Đặc biệt, đê kè này có thể di dời được sang vị trí khác khi cần thiết. Đây là mô hình kè do Cty CP xây dựng công trình Hồng Lâm – Viện thủy công thiết kế, xây dựng.

Tỉnh Cà Mau đã đánh giá rất cao về việc xây dựng, lắp đặt kè đê biển Tây bằng đê trụ rỗng.

Những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn hứng chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Hàng ngàn diện tích đất rừng ven biển bị sóng biển cuốn trôi. Tình trạng sạt lở ven sông, ven biển ngày càng phức tạp, khó lường trước thách thức lớn của biến đổi khí hậu. Vì vậy, tỉnh Cà Mau rất cần được sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương về nguồn vốn, để triển khai ứng phó trong công tác phòng chống thiên tai.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đánh giá rất cao về việc xây dựng, lắp đặt kè đê biển Tây bằng đê trụ rỗng. “Việc sử dụng kè đê trụ rỗng bước đầu đã cho thấy nhiều tiện ích, vừa ngăn sạt lở, vừa tạo bãi gây bồi để bảo vệ rừng rất hiệu quả. Đặc biệt, giá thành tương đối rẻ hơn các loại kè trước đó, nhưng tính hiệu quả và bền vững thì cao hơn”, ông Sử nói.

Ông Trần Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty CP xây dựng công trình Hồng Lâm.

Ông Trần Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty CP xây dựng công trình Hồng Lâm, thông tin: “Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều giải pháp chống sạt lở bờ biển. Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại của đất nước còn nhiều việc phải làm thì mình đang hướng đến những giải pháp công trình có giá thành thấp nhất như, hiệu quả như cọc ly tâm bỏ đá học, kè đê trụ rỗng…đấy là những giải pháp hiệu quả có giá thành thấp hiện nay”.

Theo quan sát của PV tại tuyến đê biển Tây cùng với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu hôm 3/5 vừa qua, thì việc kè cọc ly tâm bỏ đá học thì đã được tỉnh Cà Mau thực hiện từ năm 2010.

Hiện nay, các đoạn kè đã phát huy hiệu quả, phía trong đã xuất hiện bồi lắng, nhưng kinh phí đầu tư tương đối cao, nhưng chưa thể hiện được tính linh hoạt trong vấn đề thi công và sau này muốn tái sử dụng hoặc di dời đi nơi khác thì chúng ta không làm được.

Có thể khẳng định, về giải pháp kè đê trụ rỗng, thì đã được thì chúng ta đã nhìn thấy rõ, phía trong công trình đã ổn định, như gây bồi tạo bãi và giải quyết được tính linh hoạt như thi công công nghiệp trong nhà máy, chỉ đưa ra lắp đặt thôi. Sau khi đoạn này bồi lắng, và mình có thay đổi quy hoạch, thì chúng ta có thể di dời và tận dụng tối đa sản phẩm này.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Chuyển đất lúa kém hiệu quả trồng tràm năm gân

NINH BÌNH Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng tràm năm gân giúp người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gia tăng giá trị sản xuất và thu nhập.