| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất chương trình tín dụng đầu tư nuôi biển công nghiệp

Thứ Hai 27/04/2020 , 06:10 (GMT+7)

Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất nội dung của Chương trình tín dụng để đầu tư phát triển nuôi biển công nghiệp Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thị sát nuôi biển trên vịnh Vân Phong. Ảnh: Minh Hậu.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thị sát nuôi biển trên vịnh Vân Phong. Ảnh: Minh Hậu.

Khơi thông nguồn tín dụng

Theo đó, mục tiêu của đề xuất này nhằm khơi thông nguồn tín dụng trong nước và nước ngoài với tổng mức khoảng 50 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 2 tỷ USD), gắn với các nguồn cung ứng công nghệ tiên tiến, để đầu tư phát triển ngành nuôi biển công nghiệp, đạt sản lượng hải sản nuôi 3,0 - 4,0 triệu tấn vào năm 2030. Đồng thời cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tăng việc làm, thu nhập, tạo sinh kế mới cho ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, đưa Việt Nam trở thành cường quốc nuôi biển của ASEAN.

Để hồi phục và tiếp tục phát triển mạnh kinh tế đất nước sau đại dịch như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đưa nuôi biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, tạo đột phá thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam kính trình Thủ tướng Chính phủ một số nội dung cơ bản của Chương trình tín dụng để đầu tư công nghệ tiên tiến phát triển ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam.

Nuôi biển công nghệ Na Uy trên vịnh Vân Phong. Ảnh: Minh Hậu.

Nuôi biển công nghệ Na Uy trên vịnh Vân Phong. Ảnh: Minh Hậu.

Thế nhưng thách thức và khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ đột phá quan trọng này là việc thiếu nguồn vốn tín dụng đủ lớn, để các doanh nghiệp, hợp tác xã của ngư dân đầu tư các trại nuôi với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đủ sức vươn ra nuôi hải sản ở các vùng biển mở xa bờ.

Trong bối cảnh đất nước đang khó khăn về vốn sau đại dịch Covid-19, bên cạnh các nguồn tín dụng trong nước, chủ yếu được thực hiện theo tinh thần NĐ đang được Bộ NN-PTNT xây dựng trình Chính phủ để thay thế Nghị định 67/2014/NĐ-CP thì cần tìm giải pháp huy động nguồn tín dụng từ các đối tác quốc tế phù hợp và giải quyết đồng thời cả nguồn vốn và nguồn công nghệ nuôi biển.

Tín dụng xuất khẩu của Chính phủ Na Uy là đối tác thích hợp

Xác định Na Uy là đối tác tiềm năng để phát triển nuôi biển, trong chuyến công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu từ ngày 18 đến 23/8/2019, lãnh đạo Hiệp hội đã thảo luận với phía bạn về vấn đề này và nhận thấy rằng hệ thống tín dụng XK của Chính phủ Na Uy là đối tác thích hợp cho mục đích này.

Hệ thống tín dụng xuất khẩu của Na Uy gồm hai tổ chức chính phối hợp chặt chẽ với nhau. Một là, Quỹ tín dụng XK Na Uy (Export Credit Norway AS) - doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản (MTIF), có nhiệm vụ thúc đẩy XK của Na Uy thông qua cung cấp tài chính trung và dài hạn liên quan trực tiếp đến hợp đồng XK, thời hạn 8,5 - 10 năm, với lãi suất rất thấp.

Và, điều kiện để được vay tín dụng của quỹ là phải mua công nghệ hoặc thiết bị của Na Uy với giá trị tối thiểu bằng 30% khoản vay và phải được sự bảo lãnh của Cơ quan Bảo lãnh Tín dụng Xuất khẩu Na Uy và của một ngân hàng thương mại.

Hai là, cơ quan Bảo lãnh Tín dụng Xuất khẩu Na Uy (GIEK) - tổ chức của chính phủ; cung cấp bảo lãnh tín dụng và giải pháp giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng xuất khẩu của Na Uy. Tổ chức này có thể bảo lãnh đến 70-80% giá trị khoản vay, mức phí tùy thuộc hệ số tín nhiệm của người vay và mức rủi ro của thương vụ do GIEK đánh giá.

Theo Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, để vay vốn tín dụng Na Uy gồm 6 bước, cụ thể cả người mua và bán thiết bị hoặc công nghệ của Na Uy nộp hồ sơ cho Quỹ Tín dụng Xuất khẩu Na Uy và GIEK để xin thẩm xét.

Sau đó, quỹ tín dụng XK Na Uy sẽ chào về lãi suất, thời hạn vay và thống nhất với bên vay.

Tiếp đến, GIEK sẽ đánh giá hồ sơ và mức rủi ro của khoản vay. Bước tiếp theo, quỹ tín dụng XK Na Uy đàm phán hợp đồng vay với bên đi vay (người bán hoặc người mua thiết bị/công nghệ).

Sau đó, quỹ tín dụng XK Na Uy giải ngân cho người vay sau khi hợp đồng XK đã được thực hiện. Bước cuối cùng người vay hoàn trả khoản vay theo lịch trình đã thống nhất.

Na Uy sở hữu nhiều công nghệ nuôi, trình độ cao nhất thế giới trong ngành nuôi biển. Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đang lập danh mục các đối tác tiềm năng của Na Uy trong lĩnh vực này để báo cáo Bộ NN-PTNT.

Trong đó, Cty Scale Aquaculture AS gồm tổ hợp của 3 Cty Steinsvik, AquaLine và AquaOptima - là doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất các trang thiết bị và công nghệ nuôi biển tiên tiến, để xây mới và nâng cấp các cơ sở nuôi biển.

Hiện tổ hợp này đã thành lập công ty ScaleAq Vietnam (trước đây là Cty Steinsvik Vietnam) tại Khánh Hòa, có các cơ sở chế tạo, sản xuất trang thiết bị phục vụ nuôi biển chuyên nghiệp ở nhiều địa phương trên cả nước. Cty cũng đã cộng tác và cam kết sẵn sàng tăng cường phối hợp với các đối tác Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện chương trình

Đối tượng chính hưởng lợi từ chương trình

Chương trình nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ ngư dân vay vốn tín dụng trong nước và nước ngoài, để đầu tư mới hoặc nâng cấp, áp dụng công nghệ tiên tiến cho các cơ sở nuôi cá biển, giáp xác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, rong biển, vi tảo, động vật da gai, động vật đáy, san hô, cá cảnh biển.

Cụ thể: Các trại sản xuất giống hải sản quy mô lớn, vận hành theo phương thức công nghiệp, với công nghệ tuần hoàn nước (RAS) hoặc các công nghệ tiên tiến khác; Các trang trại nuôi hải sản bằng lồng bè công nghiệp ở vùng biển mở, ven tuyến đảo xa bờ, hoặc trại nuôi bằng các công nghệ tiên tiến trên bờ, quy mô sản lượng từ 100-500 tấn mỗi năm trở lên;

Các trang trại nuôi biển khơi (như hệ thống tàu mẹ nuôi cá NB-102, trại nuôi sử dụng các giàn khoan dầu khí cũ...) quy mô sản lượng 1.000 tấn hải sản mỗi năm trở lên; Các phương tiện chuyên dụng phục vụ công nghiệp hóa việc nuôi, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, chế biến, xuất nhập khẩu hải sản nuôi; Các trại nuôi biển hiện đại kết hợp du lịch biển ở vùng xa bờ;

Các nhà máy chế tạo thiết bị nuôi hải sản công nghiệp (như lồng bè, bằng HDPE hoặc các vật liệu không gây hại cho môi trường; các hệ thống nuối tuần hoàn); Các nhà máy đóng tàu và chế tạo thiết bị chuyên dụng phục vụ nuôi biển công nghiệp (thiết bị sục khí, phun thức ăn, quan sát, giám sát môi trường, v.v...);

Các nhà máy dệt lưới nilon và lưới hợp kim phục vụ nuôi biển; Các đối tượng khác có liên quan đến dịch vụ cho nuôi biển công nghiệp.

Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đề xuất chương trình nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ ngư dân vay vốn tín dụng trong nước và nước ngoài, để đầu tư mới hoặc nâng cấp, áp dụng công nghệ tiên tiến. Ảnh: Minh Hậu.

Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đề xuất chương trình nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ ngư dân vay vốn tín dụng trong nước và nước ngoài, để đầu tư mới hoặc nâng cấp, áp dụng công nghệ tiên tiến. Ảnh: Minh Hậu.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, để các cơ sở nói trên tham gia được chương trình này phải đáp ứng một số điều kiện. Một là, có đề án đầu tư được cơ quan thẩm quyền trung ương hoặc cấp tỉnh phê duyệt theo phân cấp, để được giao quyền sử dụng vùng biển nhất định để sản xuất. Hai là, có nguồn vốn tự có đáp ứng 10% giá trị khoản vay. Ba là, có nguồn nhân lực được đào tạo theo quy định. Bốn là, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Nguồn tín dụng trong nước

Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương giao Bộ NN-PTNT xây dựng dự thảo sửa đổi NĐ 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (nay đã được bổ sung sửa đổi bằng NĐ 17/2016/NĐ-CP).

Hưởng ứng chủ trương đúng đắn này, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã có công văn số 67/2014/CVVSA đề nghị bổ sung các chủ cơ sở nuôi biển, cơ sở sản xuất giống hải sản và các cơ sở sản xuất trang thiết bị, vật tư, hàng hóa phục vụ nuôi biển công nghiệp vào nhóm đối tượng được hưởng các chính sách tiếp cận tín dụng. Cũng như các ưu đãi khi thực hiện các khoản đầu tư mới hoặc đầu tư nâng cấp, áp dụng công nghệ mới, tương tự như chính sách đối với đóng mới hoặc cải tạo, nâng cấp tàu đánh cá xa bờ.

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.