| Hotline: 0983.970.780

Đêm hội tinh hoa trà Việt xác lập kỷ lục mới của Việt Nam

Thứ Ba 15/11/2011 , 14:43 (GMT+7)

Đêm hội thưởng trà với chủ đề “tinh hoa trà Việt” - điểm nhấn của Liên hoan trà Quốc tế lần thứ I - Thái Nguyên, Việt Nam 2011 đã mang lại cho công chúng một đêm thưởng trà vui vẻ và nồng ấm.

Nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà, trình diễn nghệ thuật pha trà và mời trà để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của đông đảo du khách, tối 14/11/2011, đêm hội thưởng trà với chủ đề “tinh hoa trà Việt” - điểm nhấn của Liên hoan trà Quốc tế lần thứ I - Thái Nguyên, Việt Nam 2011 đã mang lại cho công chúng một đêm thưởng trà vui vẻ và nồng ấm.

Quảng trường trung tâm thành phố Thái Nguyên bên bờ sông Cầu thơ mộng được chọn là vị trí để tổ chức đêm hội. Với 180 trà nương (cô gái pha trà) tương ứng với 180 bàn trà và hơn 1000 công chúng, du khách thưởng trà, đêm hội ‘tinh hoa trà Việt” đã xác lập kỷ lục Quốc gia “chương trình nghệ thuật pha trà và thưởng trà có số lượng người tham gia đông nhất”.

Tiến sỹ Trần Quý Thanh (Tổng Giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát, doanh nghiệp “khai sinh” ra trà thảo mộc Dr Thanh) nhận xét, BTC đã chọn được không gian mở với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, thêm cái se lạnh cuối thu, người thưởng trà được hoà mình với thiên nhiên cây cỏ, gió, mây, trăng nước... càng cảm nhận đậm đà vị ngon của chè Thái. Thật đặc biệt!

Đêm hội với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc tái hiện ước lệ không gian trà từ cội nguồn xa xưa, những sinh hoạt văn hoá trà được sắp đặt theo quá trình lịch sử đã giúp người xem cảm nhận được ý nghĩa văn hoá sâu sắc về sự ra đời của cây chè và nghệ thuật thưởng trà.

Bà Quần Mạo Kỳ (Trưởng đoàn nghệ thuật dân tộc Tạng, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc) đánh giá, đó là một đêm nghệ thuật vô cùng đặc sắc và hấp dẫn. Ở Trung Quốc, trà có thể được coi như một thứ tôn giáo (Trà kinh), hay Nhật Bản (Trà Đạo), qua đêm hội, có thể cảm nhận phần nào quan niệm của người Việt Nam coi trà là một nghệ thuật. Một nghệ thuật phi công thức thể hiện phong phú những khía cạnh văn hoá ứng xử. Và như vậy, trà có mặt trong hầu hết các nghi lễ, ở tất cả các cuộc gặp gỡ, giao lưu, trong niềm vui và nỗi buốn của con người.

Người ta có thể thưởng trà trong lặng im, sự lặng im chất chứa suy tư về cuộc sống; cũng có thể đối diện với bạn bè để thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Thói quen ấy tạo cho trà trở thành một cái thú, một nghệ thuật đặc biệt mang lại sự sảng khoái, tĩnh tâm.

Từ góc nhìn đó, bà Hoàng Phương Linh (Giám đốc Maketing cơm chay, Trà Đạo, Bồ đề tông - Hà Nội) cho biết, BTC đêm hội đã tạo được một trình thức pha trà tinh tế, hội tụ đủ các tiêu chuẩn của nghệ thuật thưởng thức, chắc chắn sẽ làm hài lòng những khách sành trà. Các tiêu chuẩn đó là Nhất nước, Nhì trà, Tam bôi (chén), Tứ Bình (ấm) và Ngũ quần anh (bạn uống trà). Xem qua cánh chè, nhấp chén trà Thái trong đêm hội thấy cả sắc, khí, vị, thần (Vẻ đẹp, khí tiết của cánh trà, vị ngon ngọt - tiền vị, hậu vị và sự lôi cuốn, quyến rũ của trà khiến người thưởng trà nhớ mãi).

Điều đặc biệt nhất là trình thức pha trà của các trà nương. Trà nương mặc váy lũi, yếm đào, nhiều du khách trong đêm hội thưởng trà ngỡ ngàng bởi động tác, cách thức của công việc tưởng như bình thường thì nay đã được nâng lên thành một triết lý, một nghệ thuật. Sau màn pha trà ấn tượng, Trà nương Ma Thị Ly (18 tuổi) thuật lại như sau : Trước hết, người pha trà phải làm nóng bộ đồ trà; dùng thìa gỗ múc trà đổ vào ấm (gọi là “Ngọc diệp hồi cung”); lọc trà, ủ trà bằng cách châm nước sôi vào ấm sau 1- 2 phút thì rót ra (“Cao sơn trường thủy”); Rót nước sôi đầy ấm (“Nhập sơn hạ thuỷ”); cuối cùng là rót nước mời khách.

Theo Trà nương Ma Thị Ly, tất cả các động tác đều phải khoan thai, tự tại, không được nóng vội, không buồn phiền cau có, càng không nên vui vẻ thái quá sẽ thất thố. Học trình thức pha trà đã khó, nhập tâm khoan dung tự tại để pha trà còn khó hơn. Để đạt được một trình thức nghệ thuật phải có năm tháng thực hành, điều đó rất tốt để rèn luyện tính bền bỉ, kiên trì, đặc biệt là tăng nữ tính gắn với công việc nội trợ, nữ công.

Tỏ ra thích thú với đêm hội thưởng trà “tinh hoa trà Việt” và đặc biệt là màn trình diễn ấn tượng của các Trà nương, ông Syed Nishat Hssain (Tổng Giám đốc công ty chè Phú Bền, Phú Thọ) cho biết, ông đã đi nhiều nước, được thưởng thức nhiều loại trà nhưng cách tổ chức đêm hội thưởng trà này là có một không hai và rất hấp dẫn.

Chắc chắn, đêm hội sẽ đọng lại sâu sắc trong tâm trí ông về tấm lòng và sự thân thiện của người dân Việt Nam, người dân Thái Nguyên, về những tinh hoa truyền thống lắng đọng trong nghệ thuật thưởng trà đặc biệt hấp dẫn.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm