Imperial College NHS Trust đang tuyển dụng 1.112 tình nguyện viên "khỏe mạnh" để tham gia thử nghiệm kéo dài sáu tháng. Những người tham gia sẽ được chia thành hai nhóm, một nửa được tiêm vắc xin, nửa kia được tiêm một loại thuốc kiểm soát. Tình nguyện viên sẽ được trả 190-625 bảng.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết ông đang "cược mọi thứ" vào những nỗ lực tạo ra vắc-xin vì lợi thế sẽ là "khổng lồ" nếu Vương quốc Anh tìm ra vắc xin đầu tiên.
Chính phủ sẽ tài trợ 22,5 triệu bảng cho Imperial College London để hỗ trợ các thử nghiệm lâm sàng và 20 triệu bảng cho Đại học Oxford.
Phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày tại phố Downing, ông Hancock nói: "Vương quốc Anh đứng trước nỗ lực toàn cầu. Chúng tôi đã bỏ nhiều tiền hơn bất kỳ quốc gia nào khác để tìm kiếm vắc xin. Hai trong số các phát triển vắc xin hàng đầu đang diễn ra ở đây, tại Oxford và Imperial.
Cả hai dự án đầy hứa hẹn này đều đang tiến triển nhanh chóng và tôi đã nói với các nhà khoa học rằng chính phủ sẽ làm mọi thứ trong khả năng để hỗ trợ họ".
Sir Patrick Vallance, cố vấn khoa học trưởng của Chính phủ, trước đây đã cảnh báo rằng hầu hết các loại vắc xin đang phát triển đều cần phải có thời gian và cơ hội thành công rất nhỏ.
Hôm 21/4, ông Hancock thừa nhận rằng quá trình tìm ra vắc xin sẽ có "thử nghiệm và sai sót", nhưng nhấn mạnh rằng ông sẽ đưa các nhà khoa học Anh "nhiều nhất những gì có thể, cung cấp mọi nguồn lực họ cần".
Ông nói: "Về lâu dài, cách tốt nhất để đánh bại virus Corona là thông qua vắc xin. Rốt cuộc, đây là một căn bệnh mới, đây là điều chưa ai hiểu rõ, nhưng tôi khẳng định chúng tôi sẽ cược mọi thứ mình có để phát triển vắc xin".
Công việc về vắc xin của Viện Jenner của Oxford và Nhóm vắc xin Oxford bắt đầu vào tháng Một.
Một nghiên cứu liên quan đến 510 tình nguyện viên khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 55 hiện đang được tiến hành ở Oxford và Southampton, với ba địa điểm khác sẽ được thêm vào.
Một nửa số tình nguyện viên sẽ nhận được vắc xin Covid-19, nửa còn lại được tiêm một loại vắc xin "kiểm soát" đã được cấp phép chống viêm màng não và nhiễm trùng huyết trước khi quay lại cộng đồng. Sau đó, họ sẽ được theo dõi để xem có bị nhiễm bệnh hay không.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 70 loại vắc xin Covid-19 đang được phát triển trên toàn thế giới, mặc dù Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai quốc gia duy nhất bắt đầu thử nghiệm trên người cho đến nay.
Ông Hancock nói: "Trong thời gian bình thường đạt đến giai đoạn này sẽ mất nhiều năm và tôi rất tự hào về công việc đã làm cho đến nay. Đồng thời, chúng tôi sẽ đầu tư vào khả năng sản xuất để, nếu một trong hai loại vắc xin này hoạt động an toàn, người dân Anh có được càng sớm càng tốt".
"Lợi thế của việc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển vắc xin thành công là rất lớn, đến nỗi tôi đang đặt cược mọi thứ vào đó", ông kết luận.