| Hotline: 0983.970.780

Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á 2010: Bàn cách giữ "nồi cơm thế giới"

Thứ Ba 08/06/2010 , 09:59 (GMT+7)

Lĩnh vực nông nghiệp khu vực Đông Á được nhiều đại biểu quan tâm vì ngành này đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Chủ tịch WEF trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị

Hôm qua 7/6, các đại biểu tiếp tục thảo luận các phiên toàn thể và phiên song song. Lĩnh vực nông nghiệp khu vực Đông Á được nhiều đại biểu quan tâm vì ngành này đang đối mặt với nhiều khó khăn.

BĐKH đe dọa "nồi cơm thế giới"

Châu Á là vùng SX lương thực lớn nhất thế giới, được đánh giá là nơi dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH) và đây là thách thức mang tính toàn cầu nhất là nguy cơ nước biến dâng đe dọa nhấn chìm nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ. Chỉ tính riêng lưu vực Mekong nơi có các vựa lúa lớn của thế giới và là “nồi cơm lớn của thế giới” với hai quốc gia XK gạo lớn nhất là Thái Lan và Việt Nam, ước tính có 40% diện tích của lưu vực bị ngập lụt nếu nước biển dâng thêm 1m. Đồng nghĩa với việc này là sản lượng lương thực toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng. BĐKH còn đe dọa 1 tỷ người trên thế giới hiện không được đảm bảo lương thực.

Sự bấp bênh của nguồn lương thực thế giới còn được thể hiện trong giai đoạn 2007-2008 khi giá lương thực bỗng dưng tăng vọt, khiến nhiều quốc gia ngừng XK lương thực. Việt Nam là một trong số các quốc gia châu Á dễ bị tổn thương nhất của BĐKH do đó các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, lưu ý tất cả các khía cạnh của BĐKH với sự tham gia của nhiều bộ, ngành và các địa phương tham gia ứng phó. Trong đó vai trò của hợp tác quốc tế, như hợp tác lưu vực Mekong, tiểu vùng hạ lưu Mekong và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, luôn được Chính phủ Việt Nam đặt lên hàng đầu.

Để nâng cao vai trò của châu Á, nhiều học giả cho rằng, bản thân châu Á cần tăng cường mối liên kết nội khối hơn nữa đồng thời phải cân bằng được các lợi ích cũng như quan ngại trong khu vực và trách nhiệm ngày càng cân bằng trên trường quốc tế và cần có tiếng nói chung khi ngồi lại ở các diễn đàn, sự kiện toàn cầu.

Tỷ lệ nghịch nông nghiệp Đông Á

Bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á 2010- WEF, hôm qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Pascal Lamy - TGĐ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thủ tướng mong muốn ông Pascal Lamy tiếp tục dành sự quan tâm và hỗ trợ Việt Nam trong việc tham gia ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn vào các Hiệp định của WTO cũng như tiếp tục hỗ trợ tư vấn kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Việt Nam Cao Đức Phát nhận định, việc DN nói chung và DNTN nói riêng tham gia vào phát triển nông nghiệp sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho nông dân SX ổn định, tiếp cận trực tiếp và nắm bắt nhu cầu thực sự của thị trường. Sự tham gia của tư nhân cũng sẽ hỗ trợ nông dân tiếp cận kỹ thuật, quản lý và tài chính. Chính phủ Việt Nam dự kiến ban hành chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài.

Đồng tình quan điểm này, Bộ trưởng Nông và Lâm nghiệp Lào Sitaheng Rasphone cho biết, ở Lào hiện đã có sự kết hợp giữa Chính phủ và khu vực tư nhân. Được biết, trong một cuộc họp riêng mới đây Bộ trưởng Cao Đức Phát và một số công ty tư nhân đã nhất trí thành lập một lực lượng kết hợp giữa tư nhân và Bộ NN-PTNT nhằm thử nghiệm mô hình hợp tác công- tư để áp dụng công nghệ trong nông nghiệp. Theo đó, ngoài áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng năng suất và tiết kiệm nước tưới tiêu, việc cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở hạ tầng, bảo hiểm rủi ro nông nghiệp và thực hiện hợp đồng nông nghiệp để nông dân không bị ép giá là một số đề xuất các diễn giả đưa ra tại diễn đàn.

Theo một số đại biểu, hiện nền nông nghiệp khu vực Đông Á đang gặp nhiều thách thức. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và đô thị hoá nhanh hơn khiến đất đai dành cho nông nghiệp bị thu hẹp trong khi nhu cầu lương thực ngày càng tăng – đây quả là một tỷ lệ nghịch đáng lo ngại. Bên cạnh đó, dịch bệnh, giá cả thị trường biến động, cơ sở hạ tầng kém và biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp, đặc biệt khu vực trồng lúa ở châu thổ sông Mekong.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất