| Hotline: 0983.970.780

Diễn tập giả định chống thảm họa vỡ hồ Dầu Tiếng

Thứ Tư 06/11/2013 , 15:32 (GMT+7)

Bình Dương và Tây Ninh đều đã cơ bản hoàn tất việc triển khai các biện pháp đối phó khẩn cấp với cơn bão số 13.

Bình Dương và Tây Ninh đều đã cơ bản hoàn tất việc triển khai các biện pháp đối phó khẩn cấp với cơn bão số 13.

CHÚ TRỌNG BẢO VỆ HỒ, ĐẬP

Địa bàn tỉnh Bình Dương có 5 hồ chứa nước lớn nhỏ, trong đó hồ Dầu Tiếng có dung tích 1,58 tỷ m3 nước (phần mặt hồ thuộc Bình Dương chứa 7 triệu m3) và nhiều hồ thuỷ điện khác ở đầu nguồn như Thác Mơ, Sroc-Phu-mieng, Trị An, Cần Đơn...

Chính vì vậy, bảo vệ an toàn cho những “túi nước” khổng lồ treo trên đầu này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Sáng 6/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam yêu cầu BCH PCLB các cấp phải bám sát lịch xả nước của các hồ chứa để chủ động có kế hoạch ứng phó hiệu quả với phương châm "4 tại chỗ" đảm bảo an toàn về người và tài sản; diễn tập giả định xảy ra thảm hoạ sự cố vỡ Hồ Dầu Tiếng bao gồm các nội dung sơ tán nhân dân ra khỏi vùng thảm họa tại xã An Sơn, phường Thuận Giao (thị xã Thuận An); công tác cứu nạn, cứu hộ trên sông và xử lý thương vong hàng loạt…

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, đến 7 giờ ngày 7/11, bão số 13 có khả năng đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ.

Sự nguy hiểm của cơn bão số 13 ở chỗ bão đi rất nhanh, tốc độ đến 25 – 30 km/giờ. Đặc biệt, bão ập vào đất liền đúng thời điểm triều cường lên cao nhất trong năm, kết hợp với những trận mưa lớn.

Bình Dương nằm trên lưu vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính, nhiều khả năng sẽ bị lũ lụt nặng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam, Trưởng Ban chỉ huy Ban PCLB tỉnh Bình Dương, ngay từ ngày 5/11, UBND tỉnh đã triệu tập các sở, ngành có liên quan cùng họp trực tuyến với Chính phủ.

Cùng thời gian này, UBND tỉnh Bình Dương kịp thời phát công văn hỏa tốc, chỉ đạo tất cả các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhân dân toàn tỉnh phải tích cực, chủ động phòng chống lụt, bão. Công tác phòng tránh phải hoàn thành trước 13 giờ chiều 6/11.


Nhằm tránh hậu quả nặng nề như thế này, các cấp, các ngành của tỉnh Tây Ninh, Bình Dương đã đồng loạt chuẩn bị trước khi cơn bão ập đến (Trong ảnh: Hậu quả từ một trận lốc xoáy quét qua xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên, Tây Ninh năm 2012).


CHUẨN BỊ TỐT ĐỂ HẠN CHẾ THIỆT HẠI

Bà Nguyễn Minh Thủy, Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó BCH PCLB tỉnh Bình Dương cho biết: Cơn bão số 13 có tốc độ nhanh, diễn biến phức tạp. Nếu không chuẩn bị tốt, triển khai nhanh các biện pháp phòng, chống, có thể gây thiệt hại lớn. Để giảm thiểu mức thấp nhất thiệt hại, nông dân các địa phương cần triển khai nhanh các biện pháp phòng, tránh để bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Với các hộ dân trồng cây ngắn ngày, nếu có thể được thì triển khai ngay việc thu hoạch. Các hộ nuôi thủy sản cần gia cố ao hồ, chống tràn; có biện pháp bảo vệ vật nuôi khi có mưa lớn kết hợp với triều cường. Các hộ nuôi cá bè trên sông cần phải có phương án chằng chéo để chống trôi trè; kiên quyết không để người ở lại trên bè. Với các trang trại chăn nuôi ở vùng trũng thấp, cần nhanh chóng di dời tài sản, vật nuôi đến khu vực an toàn trước khi bão vào.

Ông Phan Văn Chức, Giám đốc Trung tâm khí tượng Thủy văn Bình Dương cung cấp thong tin: Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, từ chiều 6/11, trên địa bàn tỉnh bắt đầu có mưa, trong các ngày tiếp theo sẽ có mưa to và rất to, kèm giông, sét cục bộ rất nguy hiểm. Vì vậy, người dân không nên chủ quan và cần chủ động theo dõi thông tin của cơn bão qua các phương tiện truyền thông nhằm thực hiện những biện pháp đối phó kịp thời. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh sẽ liên tục cung cấp các thông tin một cách kịp thời để công tác triển khai phòng tránh, ứng phó đạt hiệu quả cao nhất”.

UBND tỉnh Tây Ninh đã có cuộc họp khẩn nhằm đưa ra các biện pháp đối phó với cơn bão số 13. Chủ trì cuộc họp, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu các địa phương không được chủ quan và có kế hoạch đối phó với các cơn bão số 13. Các sở, ban, ngành, thành viên của BCH PCLB&TKCN, các địa phương và các lực lượng trong tỉnh không được chủ quan trước diễn biến của cơn bão số 13.Yêu cầu Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh theo dõi sát, cập nhật thường xuyên diễn biến của bão số 13. UBND các huyện thị, lực lượng công an, quân đội chuẩn bị tinh thần, lực lượng, phương tiện để đối phó.
Sở NN&PTNT thường trực khu vực lòng hồ Dầu Tiếng, nắm chắc diễn biến mực nước lòng hồ và đưa ra phương án xả lũ trong tình thế cấp thiết. Cần theo dõi và hướng dẫn tàu thuyền của người dân ở khu vực lòng hồ, sông Vàm Cỏ; các khu vực, tuyến đường dễ ngập lụt để có phương án giải quyết…

Xem thêm
Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phát hiện thi thể không nguyên vẹn dưới chân cầu Long Biên

Cảnh sát xác định nạn nhân là nam giới đã chết khoảng hơn 1 tháng, thi thể đã bị phân hủy, khô lại, không còn nguyên vẹn và hiện chưa rõ danh tính.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.