| Hotline: 0983.970.780

Diện tích rừng tự nhiên tăng 1,3 triệu ha trong 30 năm

Thứ Năm 05/11/2020 , 16:07 (GMT+7)

Tư lệnh ngành Nông nghiệp cho rằng, mặc dù diện tích rừng tự nhiên đã được nâng lên 1,3 triệu ha trong 30 năm, tuy nhiên chất lượng rừng lại chưa tốt.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, diện tích rừng tự nhiên đã tăng 1,3 triệu ha trong 30 năm qua.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, diện tích rừng tự nhiên đã tăng 1,3 triệu ha trong 30 năm qua.

Chính phủ đang xây dựng chính sách nâng cao chất lượng rừng

Tranh luận tại nghị trường Quốc hội vào ngày 5/11, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi: "Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói diện tích rừng tại Việt Nam đã tăng từ 9 triệu ha năm 1990 lên 14,6 triệu ha rừng hiện nay. Nhưng tôi muốn hỏi là trong số đó, có bao nhiêu là rừng tự nhiên và bao nhiêu rừng trồng". Ông nhấn mạnh “hai loại rừng này là hoàn toàn khác nhau về vai trò, chức năng, năng lực bảo vệ đất”.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh).

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh).

Trả lời vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Trong tổng số 14,6 triệu ha rừng hiện có 10,3 triệu ha là rừng tự nhiên. Như vậy so với cách đây 30 năm, diện tích rừng tự nhiên tăng thêm 1,3 triệu ha.

Tuy nhiên, phải khẳng định là chất lượng rừng tự nhiên của chúng ta hiện nay chưa được tốt. Bởi trong tổng số 10,3 triệu ha chỉ có 15% là rừng giàu về trữ lượng, 50% là rừng trung bình, 35% là rừng nghèo kiệt. “Đây là một thực tế và chúng ta phải có trách nhiệm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Người đứng đầu ngành Nông nghiệp cho biết, để giải quyết vấn đề trên, Quốc hội đã yêu cầu tới đây cần tăng định mức để khuyến khích người dân tham gia khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc rừng ngày một tốt hơn, đảm bảo độ giàu về trữ lượng và đa dạng sinh học.

“Như vậy, đại biểu góp ý chỗ này tôi thấy hoàn toàn chính xác”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, kể cả 4,3 triệu ha rừng trồng, tới đây chúng ta cũng phải thay đổi kết cấu cây rừng lâu năm và cơ cấu hài hòa các nhóm cây bản địa.

“Trong chương trình dự án phát triển rừng 2021 - 2030, Chính phủ đã lấy ý kiến các Bộ, ngành và các địa phương để có chính sách đảm bảo dành nguồn lực tốt nhất nâng cao chất lượng rừng hiện nay”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin.

Vì sao 2 dự án hồ chứa nước tăng diện tích sử dụng đất rừng phòng hộ?

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) đặt câu hỏi: "Tại sao đến thời điểm này mới báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng rừng tại 2 dự án dự án Hồ chứa nước Sông Than (Ninh Thuận) và Hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An)?".

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trả lời: Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An) được phê duyệt từ năm 2009, trong đó hợp phần xây dựng toàn bộ dự án của đập là do Bộ NN-PTNT quản lý thực hiện. Còn hợp phần tái định cư, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, thẩm định, phê duyệt thực hiện (trong đó có cả phần diện tích của tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An).

ĐBQH Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị).

ĐBQH Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị).

Tại thời điểm năm 2009, theo Nghị quyết số 66, dự án Bản Mồng không thuộc dự án quan trọng quốc gia. Năm 2011 thì dự án phải tạm dừng vì lý do lúc đó không có kinh phí theo tình hình chung.

Năm 2017 sau khi dự án được bố trí vốn để tiếp tục triển khai, Bộ NN-PTNT đã yêu cầu tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa rà soát lại toàn bộ diện tích sử dụng, đặc biệt là diện tích rừng. Thì diện tích rừng phòng hộ nâng lên 312,95 ha (chính vì thế sinh tiêu chí “dự án quan trọng của quốc gia” theo quy định của Luật Đầu tư công.

Có hai lý do diện tích sử dụng rừng phòng hộ tại dự án này tăng từ 94ha lên 312,95ha. Thứ nhất tại thời điểm phê duyệt dự án năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An cập nhật thiếu số liệu rừng phòng hộ của tỉnh Thanh Hóa.

Thứ hai, quy định của pháp luật sau 10 năm có nhiều thay đổi, ví dụ tiêu chí để tính rừng là diện tích rừng liền khoảnh trước đây theo luật cũ là 0,5ha, theo luật mới là 0,3ha. Vì vậy tự nhiên diện tích rừng này phải tăng lên.

Thứ ba, về thẩm quyền và thủ tục pháp lý, theo quy định tại Khoản 7, Điều 1, Nghị định số 02 đối với dự án đang trong quá trình thực hiện có sự thay đổi mà các nội dung thay đổi có liên quan đến tiêu chí dự án quan trọng quốc gia thì Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo báo cáo Quốc hội xem xét thông qua.

Tuy nhiên trên thực tiễn đến tháng 8/2020, hai tỉnh Ninh Thuận và Nghệ An mới hoàn thiện bộ hồ sơ này để trình lên. Chính vì thế, đến thời điểm này Chính phủ mới báo cáo được Quốc hội.

Sau khi Quốc hội đồng ý về chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thì Bộ NN-PTNT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án Bản Mồng.

Đối với dự án Hồ chứa nước Sông Than thì UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ trình với HĐND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Hạng mục thủy điện hồ Bản Mồng không làm tăng diện tích sử dụng đất rừng

Đối với ý kiến của đại biểu Nguyễn Thanh Hồng: “Có phải dự án thủy điện làm tăng diện tích thu hồi rừng hay không?”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định: “Nhiệm vụ của dự án là tạo hồ chứa nước 225 triệu m3, cấp nước cho 18.000 ha đất nông nghiệp; cấp tạo nguồn cho hạ lưu của lưu vực sông Cả với tốc độ 22m3/s để cấp cho hệ thống Bắc và Nam thủy lợi Nghệ An.

Hợp phần thủy điện chỉ kết hợp lưu lượng xả về hạ du để phát điện theo lịch cấp nước của ngành thủy lợi, đây là trường hợp chúng ta tận dụng công năng của công trình. Do đó không liên quan đến dung tích của hồ chứa, không làm tăng diện tích sử dụng đất rừng.

Xem thêm
Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất