| Hotline: 0983.970.780

Điêu đứng vì ốc hương chết

Thứ Năm 03/10/2019 , 10:24 (GMT+7)

Hiện người nuôi ốc hương ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) điêu đứng vì ốc hương liên tục chết.

Theo người dân, tình trạng ốc hương chết rải rác diễn ra khoảng vài tháng nay và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chững lại.

14-35-01_1
Vỏ ốc hương bị chết vứt ven vùng nuôi xã Vạn Hưng.

Anh Mai Văn Trung, một người nuôi ốc ở thôn Xuân Đông, cho biết, ban đầu chỉ vài hộ nuôi ở thôn Đông có ốc bị chết lai rai, sau đó lan rộng ra cả vùng nuôi, với tỷ lệ chết trung bình từ 20-30%. Hầu hết ốc chết có biểu hiện đơ mày, sưng vòi. Như gia đình anh Trung hiện có 2 ao nuôi ốc hương, trong đó 1 ao 5.000 thả 2 triệu giống, còn ao 3.000 m2 thả 1,5 triệu giống. Đến nay ốc nuôi được 5- 6 tháng tuổi. Tuy nhiên ốc nuôi được đến tháng thứ 4 liên tục chết lai rai, mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp điều trị.

“Bây giờ không biết dưới ao còn bao nhiêu ốc nữa, nhưng tôi nghĩ hao hụt phải từ 30-40% rồi. Thông thường ốc nuôi khoảng 6 tháng là thu hoạch. Tuy nhiên năm nay bệnh trong vùng tràn lan, nên gia đình hạn chế lấy nước ra vào và cho ăn ít nên ốc chậm lớn. Với giá ốc hương giảm mạnh chỉ còn 130 ngàn đồng/kg, thì thu hoạch khó mà có lãi”, anh Trung chia sẻ.

Còn anh Nguyễn Minh Diện, cũng nuôi ốc ở Vạn Hưng, cho biết thêm, không chỉ vài tháng nay việc nuôi ốc hương bị hao hụt vì ốc chết, mà từ sau cơn bão số 12 việc nuôi ốc hương đã không còn thuận lợi. Với tỷ lệ người nuôi ốc hương thành công đạt thấp, hầu hết hao hụt từ 20-30%, thậm chí đến 50% và mất trắng. Trong khi chi phí đầu tư nuôi ốc hương rất lớn, cụ thể với 3.000m2, thả 2 triệu giống, từ khi nuôi đến thu hoạch mất gần 1 tỷ đồng.

14-35-01_2
Không chỉ sản lượng ốc hương bị hao hụt, giá ốc thương phẩm còn xuống thấp ở mức 130 ngàn/kg, giảm 50-70 ngàn/kg so với đầu năm.

“Hiện người nuôi cũng không rõ nguyên nhân gì, có phải do thời tiết hay nguồn nước bị ô nhiễm hay chất lượng con giống không đảm bảo. Vài năm gần đây nghề nuôi ốc hương tại Vạn Hưng cứ co hẹp dần”, anh Diện chia sẻ. Chủ tịch Hội Nông dân xã này cũng xác nhận, việc nuôi ốc hương gần đây rất hay bị dịch bệnh, nhiều ao nuôi đã ngừng thả và chuyển sang đối tượng nuôi khác. Được biết, hiện tại thôn Xuân Đông có khoảng 70 ha ao nuôi ốc hương.

Vừa qua, sau khi nhận được thông tin ốc chết từ thú ý xã Vạn Hưng, trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vạn Ninh đã phối hợp cán bộ lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân. Kết quả, phát hiện trong mẫu nước ao nuôi ốc hương có số lượng vi khuẩn Vibrio sp. từ 7,0 x 101 đến 2,2 x 102 (CFU/Ml) và số lượng vi khuẩn Vibrio alginolyticus từ 1,2 x 101 đến 1,8 x 102 (CFU/mL). Bên cạnh đó còn phát hiện trùng long, ấu trùng sán lá với mật độ và giun tròn từ 1-6 con/mẫu.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, việc người nuôi sử dụng thức ăn tươi cho ốc hương gây hiện tượng nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng cao. Bên cạnh đó, người nuôi không theo dõi quản lý được các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, việc không thường xuyên thay nước và đưa vào ngay hệ thống mương cấp thoát nước chung. Đây là nơi tích tụ và là nguy cơ gây bệnh cho các ao nuôi; khi xảy ra dịch bệnh sẽ lây nhanh chóng trong vùng nuôi.

Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, cung cấp thức ăn cho ốc vừa đủ và không cho ăn thừa. Mật độ nuôi khuyến cáo 300 con/m2. Độ mặn thích hợp cho ốc hương lớn hơn 26%o. Nên sau khi có mưa lớn, độ mặn tầng mặt giảm giảm đáng kể, cần hút bớt nước tầng mặt và bổ sung nước mặn, đánh khoáng, quạt nước liên tục, để tránh phân tầng gây sốc cho ốc hương…

14-35-01_3
Thu hoạch ốc hương.

Về cách trị bệnh sưng vòi, người nuôi cần thay nước 30% mỗi ngày trong vòng 3 ngày liên tục. Sử dụng thuốc thú y thủy sản có chứa thành phần 1 trong các loại: Doxycyclin, Flophenicol (liều lượng trong khuyến cáo nhà sản xuất), trộn thuốc cho ốc ăn từ 5-7 ngày liên tục, giảm lượng thức ăn từ 1/3 cho đến 1/2.

Sau đó sử dụng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường nước ao nuôi cũng như dùng nhóm chế phẩm sinh học cho ăn, để hỗ trợ tiêu hóa cho ốc. Trong trường hợp ốc chết nhiều, báo ngay cho cơ quan chuyên môn để có những hỗ trợ giúp người nuôi giảm thiệt hại đến mức thấp nhất…

Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người nuôi phải nuôi đúng thời vụ, thực hiện đúng các biện pháp xử lý và chuẩn bị ao nuôi trước khi thả giống. Quản lý chăm sóc sức khỏe ốc trong quá trình nuôi, người nuôi nên trang bị các test kiểm tra môi trường cơ bản để quản lý và theo dõi môi trường ao nuôi.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm