| Hotline: 0983.970.780

DK 9955 - Kẻ thách đấu

Thứ Năm 10/02/2011 , 09:49 (GMT+7)

Ngay từ lúc mới gieo trồng DK 9955 đã khỏe cây hơn, cứng cáp hơn. Càng về sau giống này càng lộ rõ ưu điểm như bắp dài, to trên một thân hình cứng cáp, vững chãi.

Khác với giống DK 9901 lúc mới trồng cây bé, mảnh khảnh nhìn không thực sự bắt mắt, về sau phát triển lá đứng, bắp đóng thẳng không khoe, như một cô thiếu nữ khiêm tốn, nép mình thì DK 9955 là một anh chàng cao to, đẹp trai với nhiều ưu thế nổi trội.

Ngay từ lúc mới gieo trồng DK 9955 đã khỏe cây hơn, cứng cáp hơn. Càng về sau giống này càng lộ rõ ưu điểm như bắp dài, to trên một thân hình cứng cáp, vững chãi. Phổ thích nghi khá rộng, phù hợp với nhiều loại đất, DK 9955 đặc biệt thích hợp với các vùng đất đồi, núi, có áp lực bệnh cao.

DK 9955 được cấp giấy “chứng minh thư” công nhận chính thức ngày 14/12/2010, sẵn sàng tung vào sàn đấu để thử thách những miếng thế đã luyện rèn bấy lâu. Mỗi ngày trôi qua, Tập đoàn Monsanto đầu tư hơn 2,6 triệu USD (tương đương trên 50 tỉ đồng) vào công tác nghiên cứu, phát triển nhằm tìm ra các nguồn gen mới, các đặc tính gen ưu việt như kháng thuốc trừ cỏ, kháng sâu, chịu hạn, chịu trồng dày, năng suất cao. Dòng DK thế hệ thứ tư đều mang huyết quản của mình ít nhiều những phẩm chất ấy trong đó khả năng trồng dày như một sự khác biệt thấy rõ.

Nói một cách công bằng, có khá nhiều giống ngô chịu được mật độ cao trong điều kiện thông thường. Gặp thời tiết khắc nghiệt là chúng bộc lộ khả năng chống chịu sâu bệnh hạn chế hay quá mẫn cảm với thời tiết khiến cho năng suất không ổn định thậm chí mất mùa. Những vụ ngô không hạt, mất mùa là một điển hình của những loại giống này. Chính vì thế năng suất cao không phải là yếu tố tiên quyết mà phải đi kèm với nó phải là tính ổn định mới hợp thành một thế chân kiềng có thể công phá bất cứ thành trì vững chắc nào.

Ông Cao Hồng Tính, nông dân xã Cẩm Giang (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) đã 6 vụ trồng DK 9901, 2 vụ trồng DK 9955 nên rất rành rẽ tính cách của chúng: “Cả hai đều chịu hạn cực tốt, kháng sâu bệnh tốt vì lá không bị đốm, nấm, không bị đổ cây trong khi vụ thu đông, mưa gió nhiều các giống khác thường hay bị nấm. Chúng có lõi nhỏ, sâu cay, hạt nhỏ nhưng rất nặng vì hàm lượng “đá” nhiều, năng suất đạt cỡ 6,5 đến 7 tấn/ha là bình thường. Bắp DK 9901 múp đầu hơn, cùng một thửa ruộng, DK 9901 lúc mới mọc cây nhỏ, nhìn không đẹp mắt phải đến tầm 5 lá mới vượt lên rất nhanh còn DK 9955 nhìn đẹp mắt từ thủa mới trồng”.

+ Ông Hà Văn Lán - Chi cục trưởng Chi cục BVTV Sơn La:

“Qua nhiều năm theo dõi chúng tôi nhận thấy bộ giống của Công ty Monsanto nói chung và giống ngô lai đơn DEKALB DK 9901 nói riêng là giống sạch bệnh, có khả năng chịu hạn và có tiềm năng năng suất, chịu trồng dày, có tính ổn định cao, thích nghi trên nhiều chân đất. Đây là những vấn đề then chốt để tăng năng suất cây trồng trong điều kiện thời tiết biến động thất thường".

+ Ông Nguyễn Văn Hiếu "Cán bộ khuyến nông tỉnh Đăk Nông"

“Vừa qua tôi đã có dịp tham dự “Ngày hội thu hoạch cùng DEKALB” được tổ chức các huyện Cưjut, Đăkmil, KrôngNô-Đăk Nông nhằm đánh giá giống ngô DEKALB DK 9901 và DEKALB DK 9955. Theo tôi nhận thấy 2 giống ngô này rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của tỉnh Đăk Nông. Mặc dù năm vừa qua mưa muộn, xảy ra tiểu hạn 7 đến 10 ngày khi ngô vào giai đoạn 4-5 lá tuy nhiên chúng có khả năng chịu hạn tốt, năng suất tươi trung bình của 2 giống ngô đạt 13,2 tấn/ha, có những điểm năng suất đạt đến 16 tấn/ha".

+ Hoàng Văn Dũng, nông dân - Cưjut, tỉnh Đăk Nông:

“Tôi đã trồng giống DEKALB DK 9955 của Công ty Monsanto, năng suất thu được là 1,2 tấn/sào (1.000 m2) cao hơn các giống trước đây tôi trồng 200kg/sào. Đặc điểm của giống này là rất sạch bệnh và khỏe cây và rất chịu trồng dày do đó bà con nông dân trồng hưởng được lợi là hạn chế phun thuốc trừ bệnh, tiết kiệm được chi phí đầu tư đồng thời trồng được dày thì chắc chắn sẽ cho năng suất cao. Năm tới tôi sẽ chuyển đổi toàn bộ diện tích sang trồng DEKALB DK 9955 và giới thiệu cho các anh em cũng như nông dân xã trồng đại trà giống này”.

Cũng trồng cả hai giống như ông Tính, ông Phạm Đức Thịnh, nông dân xã Cẩm Phong mê giống DK 9955 ở đặc tính bắp dài, nặng hạt, năng suất cao. Điều khá đặc biệt ở mô hình ngô DK ở Cẩm Thủy là lần đầu tiên, trong khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch, những người thực hiện mô hình phải hợp đồng với bảo vệ thôn để canh không cho người vào vặt trộm lá xanh về nuôi trâu, bò trong khi các giống ngô khác cùng trà lá đã lụi gần hết. Đặc điểm khác biệt thứ hai trên ruộng đồng là tính ổn định cực tốt, bắp đều tăm tắm của cả hai giống. Lúc bóc vỏ ra, chúng khoe bắp trông mãn nhãn, trong đó DK 9955 bắp to hơn DK 9901 (thời gian sinh trưởng của DK 9955 dài ngày hơn 9901 một ít), màu sắc hạt cũng đẹp hơn dù không múp bằng DK 9901. Nói gì thì nói, chung quy vẫn phải ở năng suất.

Tôi chăm chú nhìn các kỹ thuật viên bẻ bắp, tẽ hạt, cân đo giống DK và giống ngô đối chứng trong sự hồi hộp xen lẫn tò mò. Giống DK đạt 6,6 tấn trong khi giống đối chứng chỉ trên 4,4 tấn. Tỷ lệ hạt của DK 9901 cao nhất, 85-87% hạt/trọng lượng bắp. Quả là một sự chênh lệch lớn. Nó cho thấy trong điều kiện bình thường, những lợi thế so sánh giữa các giống không có nhiều khác biệt nhưng gặp khi thời tiết bất thuận mới biết rõ. Gian nan thử thách anh tài là vậy.

Ông Nguyễn Xuân Sang - Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Thanh Hóa nhận xét: “Hai giống 9901 và 9955 đều tốt, không chỉ ở năng suất mà khả năng chịu hạn nên Thanh Hóa sẽ cơ cấu vào 3 vụ trên diện tích rộng. Năm nay tình hình hạn hán rất nghiêm trọng, Thanh Hóa đang tìm những cây trồng thay thế cây lúa và ngô, nhất là những giống chịu hạn tốt là một câu trả lời, một giải pháp đáng lưu ý cho người nông dân”.

Ông Phạm Đồng Quảng - Cục phó Cục Trồng trọt cũng cùng chung nhận định về tính năng suất cũng như khả năng chịu hạn của DK 9901 và DK 9955. Ông khuyên: “Tập đoàn Monsanto đang có khẩu hiệu 1 tấn trong 1 gang tay nên phải làm những mô hình trồng ngô mật độ dày, đúng khuyến cáo, đúng kỹ thuật và những mô hình trồng ở mật độ thông thường để người dân so sánh trực quan. Tôi nghĩ cách đó sẽ thuyết phục hơn rất nhiều và có thể mở rộng diện tích ngô trồng dày lên rất nhanh trong thực tế”.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.