| Hotline: 0983.970.780

Đỗ Đình Thiện - Nhà tư sản dân tộc hết lòng vì cách mạng

Thứ Hai 13/11/2017 , 13:08 (GMT+7)

Không chỉ riêng gia đình cụ Trịnh Văn Bô, mà còn nhiều gia đình tư sản dân tộc yêu nước khác, đã đóng góp tiền vàng cho Chính phủ trong những ngày đầu lập quốc như: cụ Ngô Tử Hạ, cụ Nguyễn Sơn Hà, cụ Vương Thị Lai (Lợi Quyền), cụ Bùi Hưng Gia, cụ Đỗ Đình Thiện...

Tuần qua, thông tin về sự ra đi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914 - 2017), vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô (1914 - 1988), người đã hiến tặng cho Nhà nước 5.147 lạng vàng khiến cho dư luận nhân dân rất xúc động về nghĩa cử cao đẹp này. Không chỉ riêng gia đình cụ Trịnh Văn Bô, mà còn nhiều gia đình tư sản dân tộc yêu nước khác, đã đóng góp tiền vàng cho Chính phủ trong những ngày đầu lập quốc như: cụ Ngô Tử Hạ, cụ Nguyễn Sơn Hà, cụ Vương Thị Lai (Lợi Quyền), cụ Bùi Hưng Gia, cụ Đỗ Đình Thiện - Trịnh Thị Điền…

Dịp này, Báo NNVN xin giới thiệu về những đóng góp của gia đình nhà tư sản dân tộc yêu nước Đỗ Đình Thiện - Trịnh Thị Điền, để bạn đọc hiểu rõ thêm lời ca ngợi “Nhất Trịnh Văn Bô, nhì Đỗ Đình Thiện” của giới công thương Hà Nội.

23584082-799560856896910-481711350-o170610927
Trao tặng bà Trịnh Thị Điền Huân chương Độc lập hạng Nhất

Đó là lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2007 khi nhắc đến gia đình nhà tư sản dân tộc yêu nước Đỗ Đình Thiện: “Tôi được biết anh chị Đỗ Đình Thiện đều tham gia cách mạng từ rất sớm. Gia đình anh chị Thiện là một trong những cơ sở tin cậy của Trung ương Đảng và Bác Hồ, đã có đóng góp lớn về mặt tài chính cho đất nước trong thời kỳ đầu cách mạng đầy khó khăn gian khổ nhưng rất hào hùng”.
 

“Doanh nhân đỏ”

Nhà báo Quốc Phong, nguyên Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên, một người có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu về các gia đình tư sản dân tộc yêu nước đã chia sẻ với tôi một tư liệu để làm rõ hơn lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là lời kể của bà Nguyễn Tường Vân, nguyên cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh, con gái nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng. Cụ thể rằng, nếu như cơ sở 54 Hàng Gai của cụ Đỗ Đình Thiện không bị mật thám đưa vào “sổ đen" từ trước; nếu như cơ sở buôn bán này mà được rộng rãi hơn nữa và có đường thoát hiểm an toàn ở phía sau nhà một khi bị lộ thì nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội sau ngày Tổng khởi nghĩa phải là nơi này chứ không phải là nhà 48 Hàng Ngang của cụ Trịnh Văn Bô. 

Khi tổ chức yêu cầu, hai cụ Đỗ Đình Thiện đã rất cân nhắc. Là chỗ bạn thân với gia đình cụ Trịnh Văn Bô, cụ bà đã phải suy tính thận trọng và đi tới một đề xuất rất táo bạo. Cụ đã trao đổi với ông Nguyễn Lương Bằng về nơi có thể đưa cụ Hồ và Ban Thường vụ Trung ương Đảng bí mật về nhà cụ Trịnh Văn Bô theo dự kiến của mình. Cụ Trịnh Thị Điền đã có một niềm tin đến kỳ lạ như vậy thì Trung ương Đảng cũng chấp nhận phương án tối ưu khi gửi gắm sự trợ giúp của gia đình cụ Trịnh Văn Bô.

Cửa hàng kinh doanh tơ lụa ở số 54 Hàng Gai mang tên hiệu Cát Lợi ông bà Đỗ Đình Thiện - Trịnh Thị Điền vốn là cơ sở hoạt động bí mật của cán bộ nội thành thập niên 1930 - 1940 như Tổng Bí thư Trường Chinh, Trưởng ban Kinh tài Nguyễn Lương Bằng... Khi còn là sinh viên, du học tại Pháp, Đỗ Đình Thiện đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và bị bắt tù vì tham gia biểu tình phản đối đàn áp Khởi nghĩa Yên Bái. Còn Trịnh Thị Điền cũng nếm vị nhà tù Hỏa Lò hơn năm trời, tháng 10/1931 được ra tù, vì tham gia hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 

Quỹ Đảng đặc biệt

Năm 1943, ông Nguyễn Lương Bằng, người phụ trách kinh tế tài chính của Đảng, vượt ngục Sơn La về Hà Nội. Ông đã bắt liên lạc với ông Vũ Đình Huỳnh rồi đóng vai người buôn tơ đến gặp ông bà Đỗ Đình Thiện ở 54 Hàng Gai. Ông Nguyễn Lương Bằng cho biết, hiện Đảng rất khó khăn về tài chính. Nghe xong, ông bà Đỗ Đình Thiện mở tủ, trao cho ông Nguyễn Lương Bằng 30.000 đồng Đông Dương. Còn lúc đó, quỹ Đảng do ông Nguyễn Lương Bằng nắm giữ chỉ có vỏn vẹn… 24 đồng!

Điều này đã được “Biên niên sử Hoạt động Tài chính của Đảng Cộng sản Việt Nam” (NXB Chính trị Quốc gia, 2000) ghi lại như sau: “Quỹ của Trung ương Đảng lúc bàn giao cho đồng chí Nguyễn Lương Bằng chỉ còn 24 đồng Đông Dương. Vợ chồng đồng chí Đỗ Đình Thiện buôn bán tơ lụa ở phố Hàng Gai, qua đồng chí Nguyễn Lương Bằng, ủng hộ 30.000 đồng Đông Dương”.

Còn đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh, trong một lần tiếp bà Đỗ Đình Thiện tại nhà riêng năm 1972 cũng đã nhắc lại: “Khi nhận được số tiền 3 vạn đồng anh chị gửi qua anh Nguyễn Lương Bằng, quỹ Đảng chỉ còn 24 đồng”.

Không chỉ tặng một lần ấy, vẫn trong năm 1943, khi ông Nguyễn Tạo vượt ngục Ban Mê Thuột về Hà Nội, ông bà Đỗ Đình Thiện đã trao cho ông Nguyễn Tạo 20.000 đồng. Ba mươi năm sau, viết giấy xác nhận cho gia đình, ông Nguyễn Tạo - Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, viết rõ: “Năm 1943, tôi vượt ngục Ban Mê Thuột ra tới Hà Nội; đồng chí Trịnh Thị Điền lại liên lạc cho tôi hai vạn đồng Đông Dương để tổ chức hoạt động cách mạng”.

Trong hồi ký của bà Trịnh Thị Điền còn cho biết thêm: Đầu năm 1945, ông Nguyễn Lương Bằng viết thư gửi cho biết “bây giờ rất cần tiền, chị có tiền thì gửi cho”. Bà Điền đã biên giấy gửi ông Vũ Đình Huỳnh đến một hàng buôn của người Hoa, bạn hàng của bà Điền, lấy 100.000 đồng Đông Dương để chuyển cho ông Nguyễn Lương Bằng.

Đến Tuần lễ vàng sau ngày Quốc khánh 2/9/1945, ông bà Đỗ Đình Thiện - Trịnh Thị Điền đã ủng hộ 100 lạng vàng và 10 vạn đồng Đông Dương. Số vàng ủng hộ này chỉ sau bà Vương Thị Lai, chủ hiệu Lợi Quyền, ủng hộ mức kỷ lục: 109 lạng vàng!

Ngoài ra, còn phải kể số tiền 1 triệu đồng Đông Dương ông bà Đỗ Đình Thiện mua đấu giá chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, ông bà Đỗ Đình Thiện tặng lại bức chân dung trên cho Ủy ban Hành chính Hà Nội.

Năm 1950, ông bà Đỗ Đình Thiện được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì. Cả nước khi đó chỉ có hai vợ chồng cùng được thưởng Huân chương, đôi vợ chồng còn lại là ông bà Tống Minh Phương, một cơ sở của Đảng và Bác Hồ tại Trung Quốc. Năm 1991, bà Trịnh Thị Điền được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, còn ông Đỗ Đình Thiện được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh (2008).

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm