| Hotline: 0983.970.780

Độ mặn hệ thống thuỷ lợi An Trạch thấp, đảm bảo cấp nước cho cây trồng

Thứ Năm 21/04/2022 , 16:51 (GMT+7)

Trên hệ thống thuỷ lợi An Trạch trong tuần tới chất lượng nước tốt đảm bảo sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên tại một số vị trí mặn có xu hướng tăng nhẹ.

Đây là nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tại bản tin dự báo chất lượng nước ngày 21/4. Theo đó, kết quả quan trắc chất lượng nước trên hệ thống Vu Gia – Thu Bồn ngày 20/4 phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp năm 2022 tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng gồm 10 điểm quan trắc và 13 chỉ tiêu phân tích nước cho thấy, tại thời điểm quan trắc ở các vị trí trạm bơm đều không bị nhiễm mặn. Đối với chất lượng nước các chỉ tiêu quan trắc tại các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép để cấp nước tưới, riêng VT6 - Trạm bơm Tứ câu có chỉ tiêu Photphat vượt chỉ tiêu giới hạn cho phép.

Lấy mẫu phân tích chất lượng nước trên hệ thông thuỷ lợi An Trạch. Ảnh: A.T.

Lấy mẫu phân tích chất lượng nước trên hệ thông thuỷ lợi An Trạch. Ảnh: A.T.

Hiện nay, trên địa bàn lúa đang trong giai đoạn chín. Hệ thống thủy lợi An Trạch đang vận hành theo đúng quy trình đã được phê duyệt. Theo kết quả tính toán của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, chất lượng nước ở các điểm quan trắc đều khá tốt, đảm bảo yêu cầu chất lượng nước tưới cho nông nghiệp. Dự báo từ ngày 22 – 28/4 độ mặn trên các sông giao động ở mức thấp. Tại vị trí các trạm bơm tiếp tục không bị nhiễm mặn.

“Hiện nay, lúa vụ đông xuân đang trong giai đoạn chín là giai đoạn cần nước tưới để đạt năng suất cao. Do đó, trong quá trình vận hành hệ thống An Trạch các đơn vị liên quan như Sở NN-PTNT các địa phương, các công ty thuỷ lợi cần theo dõi diễn biến xâm nhập mặn, chất lượng nước để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả nhằm cấp nước cho cây trồng vụ đông xuân.

Đồng thời cần quản lý chặt chẽ nguồn nước và đảm bảo tưới cho các diện tích trong hệ thống; chỉ đạo các đơn vị theo dõi diễn biến mực nước, bám sát lịch thủy triều, lịch vận hành xả nước của các nhà máy thủy điện cũng như diễn biến xâm nhập mặn để đưa ra phương án vận hành đảm bảo cấp nước an toàn cho vụ đông xuân”, Viện Khoa học thuỷ lơi miền Trung và Tây Nguyên khuyến cáo.

Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan cần liên tục cập nhật, thông tin thường xuyên về tình hình xâm nhập mặn để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả; hướng dẫn thực hiện các biện pháp giảm mặn, tưới tiết kiệm để giảm thiểu thiệt hại do mặn gây ra.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.