| Hotline: 0983.970.780

Dó trầm Bảy Núi hồi sinh

Thứ Năm 28/08/2014 , 08:15 (GMT+7)

Qua nhiều năm cây dó trầm vùng Bảy Núi (An Giang) trầm lắng, người dân chỉ biết trồng để chờ cơ hội, thậm chí đốn bỏ. Song gần đây dó trầm đã có tín hiệu vui...

Từ giá trị và tiềm năng to lớn của cây trầm nên từ năm 1996, Tổ chức Rừng mưa nhiệt đới và Chi cục Kiểm lâm An Giang đã thực hiện dự án nghiên cứu tạo trầm trên cây dó trầm. Sau 10 năm thử nghiệm, các nhà khoa học đã cấy trầm thành công.

Tuy dự án đã khép lại nhưng nhiều hộ nông dân ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn vẫn tiếp tục mày mò, học hỏi và khám phá những bí quyết về tạo trầm. Nhiều người đã lặn lội lên TP.HCM mua chất tạo trầm về tự pha chế và xử lý thành công.

Cụ thể là ông Nguyễn Văn Đạt ở núi Dài, Tri Tôn. Từ đó, phong trào cấy hóa chất vào cây đã dần dần phổ biến và lan rộng. Điều đó chứng tỏ bà con nông dân vùng Bảy Núi rất có hứng thú với cây trầm và luôn nuôi khát vọng làm giàu từ cây trầm.

Cây trầm với nhiều tên gọi là cây tóc, trầm tóc, dó trầm, dó, trầm hương hoặc dó bầu. Từ khi có dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, bà con vùng Bảy Núi đã trồng dó trầm xen trong những khu rừng phòng hộ nhằm đa dạng hóa mô hình vườn đồi, vườn rừng và ngày càng phát triển với quy mô lớn.

Ông Thái Văn Nhân, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên cho biết, ngoài dự án đầu tư do Nhà nước hỗ trợ còn có nhiều hộ nông dân tự bỏ vốn trồng trầm. Tính đến nay, theo dự án đầu tư của huyện Tri Tôn đã phủ xanh gần 100 ha trầm hương và ngoài ra người dân tự trồng trên 150.000 cây.

Tại huyện Tịnh Biên có 183 hộ trồng theo dự án và nhiều hộ đã tự lực gieo ươm cây giống, trồng theo hướng dẫn kỹ thuật của các bộ phận chuyên môn.

Từ khi trầm có giá trở lại, người trồng trầm được các Cty đến bao tiêu, nên đầu ra luôn ổn định. Chính vì đó tất cả những hộ trồng trầm có thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, cây dó trầm Bảy Núi có lúc trải qua nhiều thăng trầm, vì chất lượng trầm không cao, đầu ra lại bấp bênh nên ngay từ lúc trồng có người tỏ ra dè dặt, thận trọng, thậm chí hoang mang nghi ngờ vì chỉ nghe nói chứ chưa hề thấy trầm và tinh dầu trầm thế nào.

Cuối cùng, rừng cũng trả ơn người. Giấc mộng đổi đời của một số bà con đã thành hiện thực. Từ đầu năm 2013 đến nay, cây trầm Bảy Núi bắt đầu mở ra triển vọng mới, nhiều bà con đã “đãi được vàng thô”.

04-56-55_nh-2-gi-tu-500000-4-trieu-dongcy-tuy-kich-co-v-cht-luong-to-trm-ben-trong
Giá từ 500.000 đồng - 4 triệu đồng/cây, tùy kích cỡ và chất lượng tạo trầm bên trong

Hầu hết các hộ gắn bó với cây trầm ở vùng Bảy Núi đều phấn khởi. Ông Lê Hoàng Nhi, một người từng "sống chết" với trầm 10 năm qua, tỏ ra tự tin: “Mình chỉ sợ cây không có trầm chứ không sợ đầu ra. Do đó phải nắm vững kỹ thuật tạo nguồn trầm. Chất lượng trầm càng cao càng có giá trị”.

Ông Chau Si Na, cán bộ Hạt Kiểm lâm Tri Tôn cho biết, gần đây người trồng trầm đã nhận được tín hiệu vui nhờ có DN ký hợp đồng khai thác với giá thỏa thuận. Hơn nữa, trong công nghệ chế biến mỹ phẩm, trầm hương được sử dụng ngày càng nhiều nên không sợ mất giá.

Ông Lê Hoàng Nhi có 7 ha rừng tại Ô Sìn, núi Dài, hiện sở hữu 2.000 cây trầm trồng xen với xoài, mít, điều… Ông phấn khởi cho biết: “Hiện có nhiều Cty liên kết với nhà vườn để khai thác trầm theo phương thức ăn chia sản phẩm. Có Cty mua nguyên cây đã cấy trầm với giá từ 500.000 đồng đến 4 triệu đồng/cây, tùy kích cỡ và chất lượng tạo trầm bên trong.

Có Cty hợp đồng mua với giá 10.000 đ/kg (trọng lượng bình quân từ 30 - 50 kg/cây). Với cách ký hợp đồng làm ăn thì Cty nào uy tín càng cao thì càng nhiều nông dân hợp tác".

Ngoài bán cây đã cấy trầm, nhiều hộ nông dân còn giàu lên nhờ ươm cây giống và bán cây trắng (cây chưa cấy trầm).

Ông Nguyễn Văn Đạt ở khóm An Hòa B, thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn đang sở hữu 6 ha rừng trên núi Dài, là người đầu tiên ở An Giang SX nhang thơm bằng bột trầm. Ngoài ra ông còn đang thử nghiệm cất tinh dầu trầm để nâng cao hiệu quả từ cây trầm bản địa. Ông nói: “Tôi tin chắc rằng những người hết lòng vì trầm nhất định sẽ được trầm trả ơn”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm