| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường hơn 9.000 tỷ đồng sau bão Yagi

Thứ Bảy 28/09/2024 , 15:40 (GMT+7)

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang phải huy động toàn bộ nhân lực đến hiện trường xảy ra thiệt hại, hoàn tất công tác giám định tổn thất để tạm ứng bồi thường...

Hơn hai tuần sau cơn bão Yagi, số liệu báo cáo mới nhất từ các doanh nghiệp bảo hiểm (cập nhật đến 20/9) cho thấy tổng số tiền bảo hiểm ước tính phải bồi thường do thiệt hại của siêu bão này lên tới trên 9.013 tỷ đồng.

Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã ghi nhận 23 trường hợp khách hàng tử vong, 6 trường hợp thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe vì ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi). Tổng số tiền ước tính chi trả quyền lợi bảo hiểm là 13 tỷ đồng.

Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tiếp nhận khoảng 12.000 thông tin thiệt hại về bảo hiểm tài sản, xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe, ước tính thiệt hại khoảng 9.000 tỷ đồng. Hiện nay các doanh nghiệp này đã tạm ứng bồi thường tổng số tiền là 9,9 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp bảo hiểm cho biết đang huy động toàn bộ nhân lực, trực tiếp đến hiện trường xảy ra thiệt hại để hoàn tất công tác giám định tổn thất, tạm ứng bồi thường góp phần nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh.

Theo tin từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), ngay sau khi bão tan, ngày 9/9, Cục đã có công văn gửi Hiệp hội Bảo hiểm và các doanh nghiệp.

Trong đó, Cục này đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định thiệt hại về người và tài sản, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường, bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng và quy định pháp luật...

Ngành nông nghiệp thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng sau siêu bão

Theo ước tính của Bộ NN-PTNT, tổng thiệt hại của ngành do bão số 3 gây ra lên tới hơn 50.000 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại nặng nề nhất là ở lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Ước tính, cơn bão này sẽ kéo tụt tăng trưởng của ngành giảm 0,33%...

Thống kê sơ bộ của Agribank, với các địa phương chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt, số lượng khách hàng vay vốn lên tới gần 15.000 người, dư nợ trên 30.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ bị thiệt hại dự kiến gần 11.000 tỷ đồng.

Trong đó, chỉ riêng tại Quảng Ninh, ước tính đã có hơn 2.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng, tổng dư nợ 6.000 tỷ đồng. Dư nợ thiệt hại là gần 2.000 tỷ đồng. Tại TP Hải Phòng có khoảng 300 khách hàng bị ảnh hưởng, tổng dư nợ hơn 3.000 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ bị thiệt hại hơn 1.200 tỷ đồng. 

Các lồng bè nuôi trồng thủy sản của người dân bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi.

Các lồng bè nuôi trồng thủy sản của người dân bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi.

Sau những thiệt hại to lớn của ngành nông nghiệp, một lần nữa câu chuyện bảo hiểm nông nghiệp lại tiếp tục được nhắc đến. Bởi hiện nay không có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tham gia, cung cấp loại hình này. Chưa kể, sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp cũng còn hạn chế về số lượng và chủng loại.

Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Chính phủ đã giao cho 4-5 doanh nghiệp bảo hiểm triển khai loại hình bảo hiểm nông nghiệp. Trong đó, Bảo hiểm Ngân hàng Agribank (ABIC), Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo hiểm Bảo Minh là những doanh nghiệp từng được chọn thí điểm triển khai.

Tuy nhiên, ngay với ABIC - doanh nghiệp có 95% khách hàng là nông dân, ước tính mức độ bồi thường của ABIC sau bão số 3 chỉ khoảng 150 tỷ đồng. Con số trên đã phần nào phản ảnh mức độ phổ biến cũng như sự "mặn mà" của nông dân và các đối tượng liên quan với loại hình bảo hiểm này.

Một số chuyên gia cho rằng, tình trạng trên xuất phát từ việc nông dân dù thấy được ích lợi khi tham gia bảo hiểm nhưng còn e ngại một số vấn đề như chi phí hay thủ tục thẩm định, đền bù. Với doanh nghiệp bảo hiểm, công tác tuyên truyền còn hạn chế. Bởi bản thân các doanh nghiệp này cũng không quá chú trọng mảng bảo hiểm nông nghiệp, do phí bảo hiểm thu được rất thấp, trong khi tái bảo hiểm lại khó khăn. 

Đơn cử, ông Ngô Trung Dũng nhận định, cái khó của doanh nghiệp bảo hiểm chính là thẩm định và quản lý rủi ro. Lấy ví dụ, doanh nghiệp khó có thể đong đếm số lượng tôm, cá dưới đầm của khách hàng khi báo thiệt hại. Vì thế, khách hàng khai bao nhiêu thì chỉ biết bấy nhiêu...

Xem thêm
Hạt tiêu Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao

Tháng 8/2024, giá bình quân xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 6.012 USD/tấn, tăng 0,9% so với tháng 7/2024 và tăng mạnh 61,1% so với tháng 8/2023.

Năm tuyển sinh đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp

HÀ NỘI Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ nhập học cho tân sinh viên khóa K69 trong không khí rộn ràng của chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường.

Aboitiz Foods khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi trị giá 45 triệu USD

Long An Ngày 26/9, Tập đoàn Aboitiz Foods khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi Gold Coin Feedmill Long An tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, có tổng mức đầu tư 45 triệu USD.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.

Bình luận mới nhất