| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu ở An Giang

Thứ Sáu 27/09/2024 , 07:23 (GMT+7)

Các công trình thủy lợi vùng cao ở huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên được đầu tư nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Công trình thủy lợi Hồ Núi Dài 2 (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) có tổng mức đầu tư 28 tỷ đồng, với dung tích thiết kế 558.473m3, đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất cho hơn 520ha đất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Công trình thủy lợi Hồ Núi Dài 2 (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) có tổng mức đầu tư 28 tỷ đồng, với dung tích thiết kế 558.473m3, đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất cho hơn 520ha đất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mới đây Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang phối hợp với Sở NN-PTNT An Giang, UBND thị xã Tịnh Biên đã đưa vào sử dụng Dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho vùng Bảy Núi.

Dự án này được khởi công vào ngày 20/5/2020, với tổng mức đầu tư trên 147 tỷ đồng, gồm cụm công trình đầu mối và công trình phụ trợ hồ chứa nước Núi Dài 2, hồ Cô Tô, hồ Tà Lọt. Dự án nhằm ứng phó với thiên tai của tỉnh An Giang nói chung, trong đó có sự ảnh hưởng bởi tình trạng khô hạn, thiếu nước tưới trong mùa khô và ảnh hưởng của lũ núi vào mùa mưa tại khu vực miền núi huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên.

Đến nay, dự án đã có 2 công trình hồ chứa nước được khởi công và hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, gồm hồ Tà Lọt (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên) có tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng, với dung tích thiết kế 531.172 m3, chiều dài đập 1.016,0m. Còn hồ Núi Dài 2 (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) có tổng mức đầu tư 28 tỷ đồng, với dung tích thiết kế 558.473m3, chiều dài đập 1.028m, đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất cho hơn 520ha đất nông nghiệp (xã An Hảo 340ha, xã Lê Trì 180ha).

Qua đó, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, du lịch trong khu vực, tạo tiền đề để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế trong vùng núi, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.

Khi dự án xây dựng các hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu đưa vào sử dụng nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng cao Bảy Núi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khi dự án xây dựng các hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu đưa vào sử dụng nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng cao Bảy Núi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Hồ Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, An Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng có núi. Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 3.536km2, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 279.000ha (trong đó, trên 10.000ha đất sản xuất vùng cao, triền núi) thuộc huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, trong đó có khoảng 7.100ha (chỉ sản xuất 1 vụ mùa mưa trong năm) có khả năng bị ảnh hưởng khô hạn, do không có hệ thống thủy lợi phục vụ (huyện Tri Tôn 2.300ha, thị xã Tịnh Biên 4.833ha), trên 85% diện tích của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer canh tác.

Hàng năm, An Giang thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô và các loại hình thiên tai khác (lũ, giông lốc, sạt lở đất). Tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh, sinh hoạt, sức khỏe và đời sống của người dân, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tỉnh.

Khi dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu đưa vào sử dụng nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi sẽ làm tăng cường khả năng tích trữ và điều tiết nước, chủ động tưới tiêu, phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy rừng vào mùa khô, cắt lũ núi trong mùa mưa.

Đồng thời, thực hiện dự án đa mục tiêu, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu, vận hành có hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi, hạn chế ảnh hưởng, tác động tiêu cực của thiên tai và biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập, đời sống cho bà con nhân dân vùng Bảy Núi nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của tỉnh An Giang nói chung.

Từ khi các hồ chứa nước đi vào hoạt động, người dân bơm nước trong hồ để phục vụ tưới ruộng lúa, khoai, đậu… vào mùa khô, nên mỗi năm có thể làm 2-3 vụ, từ đó tăng thêm thu nhập. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ khi các hồ chứa nước đi vào hoạt động, người dân bơm nước trong hồ để phục vụ tưới ruộng lúa, khoai, đậu… vào mùa khô, nên mỗi năm có thể làm 2-3 vụ, từ đó tăng thêm thu nhập. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Văn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn cho biết, trước đây việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã vùng cao gặp nhiều khó khăn do thiếu nước tưới tiêu trong sản xuất. Dự án sẽ giúp bà con nông dân có được nguồn nước phục vụ sản xuất quanh năm, có thể chủ động được thời vụ sản xuất, phòng ngừa và hạn chế bệnh, góp phần nâng cao chất lượng, sản lượng cây trồng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Hạt tiêu Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao

Tháng 8/2024, giá bình quân xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 6.012 USD/tấn, tăng 0,9% so với tháng 7/2024 và tăng mạnh 61,1% so với tháng 8/2023.

Năm tuyển sinh đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp

HÀ NỘI Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ nhập học cho tân sinh viên khóa K69 trong không khí rộn ràng của chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường.

Aboitiz Foods khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi trị giá 45 triệu USD

Long An Ngày 26/9, Tập đoàn Aboitiz Foods khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi Gold Coin Feedmill Long An tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, có tổng mức đầu tư 45 triệu USD.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.

Bình luận mới nhất