| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp cung ứng trực tiếp heo mảnh để kéo giảm giá thịt heo

Thứ Tư 29/04/2020 , 16:26 (GMT+7)

Nhằm góp phần kéo giảm giá thịt heo, hiện nay, nhiều công ty chăn nuôi đang đẩy mạnh việc tự giết mổ, cung cấp trực tiếp heo mảnh ra thị trường.

Mua bán thịt heo tại một cửa hàng CP Pork Shop. Ảnh: C.P Việt Nam.

Mua bán thịt heo tại một cửa hàng CP Pork Shop. Ảnh: C.P Việt Nam.

Theo tính toán của các chuyên gia ngành chăn nuôi, giá heo hơi từ trang trại đến miếng thịt heo bán cho người tiêu dùng, có mức chênh lệch lên đến 24-25%, thậm chí 26-28%, vì phải qua nhiều khâu trung gian,

Chính vì vậy, ngoài việc đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn, một trong những giải pháp quan trọng để kéo giảm giá thịt heo trên thị trường là tìm cách giảm bớt trung gian trong chuỗi giá trị thịt heo.

Một trong những giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp lớn mạnh dạn áp dụng là tổ chức giết mổ một phần heo hơi, qua đó cung cấp trực tiếp heo mảnh ra thị trường.

Ông Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (C.P Việt Nam), cho biết, trong tình hình giá cả, chi phí như hiện nay, nếu doanh nghiệp tự giết mổ, bán heo mảnh ra thị trường, có thể kéo giảm giá thịt heo thành phẩm từ 10.000-15.000 đồng/kg so với giá thị trường.

Như vậy, có thể thấy, việc doanh nghiệp chăn nuôi tự giết mổ, cung ứng heo mảnh sẽ góp phần không nhỏ vào việc giám thịt heo hiện đang ở mức quá cao do nguồn cung thiếu hụt vì dịch tả lợn châu Phi.

Theo tinh thần nói trên, C.P. Việt Nam hiện đang là một trong những doanh nghiệp chăn nuôi đi đầu trong việc tự giết mổ và cung ứng trực tiếp heo mảnh.

Mỗi ngày, C.P. Việt Nam đang cung ứng ra thị trường từ 15.000-17.000 con heo. Khoảng hơn 20% trong số đó đã được C.P. Việt Nam tổ chức giết mổ và cung ứng trực tiếp heo mảnh cho hơn 700 cửa hàng thịt sạch trong hệ thống CP Pork Shop trên cả nước.

Do công ty tự giết mổ, cung cấp heo mảnh đến tận các cửa hàng CP Pork Shop, nên giảm được nhiều chi phí cho các trung gian như thương lái, lò mổ, kho lạnh… Nhờ vậy, các cửa hàng CP Pork Shop đang bán các loại thịt thành phẩm với giá rẻ hơn khá nhiều so với giá sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc cung ứng trực tiếp heo mảnh ra thị trường để giảm chi phí trung gian, C.P Việt Nam hiện đang đầu tư xây dựng một lò mổ hiện đại, công suất 5.000 con/ngày, tại Hóc Môn (TP.HCM).

Với công suất như trên, khi được hoàn thiện và đưa vào hoạt động, nhà máy này sẽ giúp C.P. Việt Nam tăng đáng kể tỷ trọng heo tự giết mổ để cung ứng trực tiếp heo mảnh trong tổng lượng heo đưa ra thị trường mỗi ngày.

Ngoài C.P Việt Nam, một số doanh nghiệp khác trong ngành chăn nuôi cũng đang đẩy mạnh việc cung ứng trực tiếp heo mảnh ra thị trường thông qua hệ thống cửa hàng do chính những doanh nghiệp này xây dựng.

Việc cung ứng trực tiếp heo mảnh như trên, vừa góp phần kéo giảm giá thịt heo trên thị trường, vừa giúp cho các doanh nghiệp có thể cung ứng tới tận tay người tiêu dùng những sản phẩm thịt heo đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc.

Theo Ngân hàng Rabobank, năm 2020, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines sẽ là những nhân tố thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu mạnh về thịt lợn trên toàn cầu. Dự báo nguồn cung sẽ thắt chặt, trong khi nhu cầu cao, sẽ khiến giá thịt lợn biến động mạnh hơn trên thị trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh như hiện nay.

Từ đầu năm đến 13/4, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 46.400 tấn thịt lợn, tăng trên 300% so với cùng kỳ 2019. Còn ở Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm, đã nhập khẩu 1,26 triệu tấn thịt (gồm cả thịt xay), trị giá 4,64 tỷ USD, tăng 69,9% về lượng và 120,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá thịt lợn nhập khẩu bình quân của Trung Quốc là 3.699 USD/tấn, tăng 30,1% so với cùng kỳ.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.