| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến:

Tái đàn trong điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh để bình ổn giá

Thứ Ba 28/04/2020 , 11:59 (GMT+7)

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, ngoài các chính sách của Chính phủ thì tăng đàn, tái đàn là giải pháp căn cơ để bình ổn giá thịt lợn.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đán giá cao công tác phòng chống dịch bệnh và tái đàn lợn của  tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Thanh Nga.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đán giá cao công tác phòng chống dịch bệnh và tái đàn lợn của  tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Thanh Nga.

Sáng 24/4, đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã kiểm tra công tác tái đàn lợn tại Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh, Thanh Hóa là tỉnh có tổng đàn lợn lớn trong tốp đầu cả nước. Trước khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, tổng đàn lợn của tỉnh trên 1,2 triệu con. Đến cuối năm 2019, do ảnh hưởng của dịch, toàn tỉnh còn trên 955 nghìn con…

Ngay từ khi đang xảy ra dịch tả lợn châu Phi, Thanh Hóa đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề phải giữ bằng được đàn lợn trong hệ thống trang trại, đàn giống, đặc biệt là có cơ chế hỗ trợ giữ an toàn dịch bệnh và duy trì bằng được đàn lợn ông bà, cụ kỵ. Chính vì vậy, công tác tái, khôi phục đàn lợn của tỉnh thuận lợi và triển khai nhanh.

Trước đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đi kiểm tra công tác tái đàn tại huyện Nga Sơn. Ảnh: Thanh Nga.

Trước đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đi kiểm tra công tác tái đàn tại huyện Nga Sơn. Ảnh: Thanh Nga.

Chỉ trong thời gian ngắn đã có 8 doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lợn mới mở tại Thanh Hóa đi vào hoạt động. Từ đầu năm 2020 đến nay, UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 doanh nghiệp đầu tư dự án chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Tính đến ngày 16/4/2020, sau hơn 3 tháng đẩy mạnh công tác tái đàn, tăng đàn, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng đáng kể và đạt trên 1,1 triệu con, bằng 96% tổng đàn lợn trước thời điểm dịch tả lợn châu Phi xuất hiện.

Dự kiến, quý III/2020 đàn lợn của tỉnh sẽ tăng thêm 100.000 con do các doanh nghiệp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và xây dựng xong đi vào hoạt động.

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Thanh Hóa, khó khăn lớn nhất cản trở việc tái đàn, tăng đàn khôi phục sản xuất là việc nguồn cung con giống đảm bảo chất lượng, an toàn dịch bệnh khan hiếm; tâm lý lo sợ dịch bệnh tái diễn nên một số chủ trang trại, doanh nghiệp còn cân nhắc chưa mạnh dạn đầu tư…

Phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá rất cao quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống dịch bệnh, tăng, tái đàn. Thanh Hóa đã có nhiều chính sách phát triển chăn nuôi trong giai đoạn khó khăn như đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học và chăn nuôi theo hướng liên kết chuỗi… Chính vì thế, đến nay tổng đàn lợn của Thanh Hóa đã tăng trở lại.

Trao đổi công tác phòng chống dịch bệnh với người chăn nuôi. Ảnh: Thanh Nga.

Trao đổi công tác phòng chống dịch bệnh với người chăn nuôi. Ảnh: Thanh Nga.

Về việc bình ổn giá thịt lợn thời gian tới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng: “Bên cạnh các chính sách của Chính phủ, tăng đàn, tái đàn là giải pháp căn cơ để bình ổn giá thịt lợn.

Bên cạnh đó, người dân cũng phải thay đổi thói quen sử dụng thịt lợn bằng việc sử dụng nguồn thực phẩm khác thay thế. Chúng tôi đánh giá rất cao Thanh Hóa trong công tác phòng chống dịch bệnh và tái đàn lợn.

Hi vọng trong thời gian tới, với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, đàn lợn của Thanh Hóa sẽ tăng nhanh, góp phần vào việc bình ổn giá thịt lợn”.

Xem thêm
Nuôi lợn nông hộ có thêm phao nhờ vacxin ASF: Còn nước còn tát không ngờ vớ được 'bí kíp'

HÀ NỘI Tháng 3/2024, những hộ nuôi lợn tại thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh (Hà Nội) đều mất trắng, chỉ sót lại đúng trại của gia đình anh Hoàng Văn Chuyển.

Trồng thành công giống sâm quý trên núi Kim Nọi

YÊN BÁI Mô hình trồng sâm Ngọc Linh và một số cây dược liệu ở Mù Cang Chải thành công bước đầu đang mở ra hi vọng tạo sinh kế mới cho người dân vùng cao.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.