| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo hồng sấy khô công nghệ Nhật Bản

Thứ Sáu 16/09/2016 , 08:31 (GMT+7)

Sản phẩm được sấy theo công nghệ Nhật Bản, không sử dụng chất bảo quản, không ướp hóa chất hay bất cứ phụ gia nào, đồng thời trải qua quá trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt suốt gần 1 tháng...

14-28-30_nh-1-hong
Hồng sấy khô theo công nghệ Nhật Bản tại gia đình anh Trần Phú Lộc

 

Hồng sấy theo công nghệ Nhật Bản không sử dụng chất bảo quản, không ướp hóa chất hay bất cứ phụ gia nào. Trong quá trình sấy hồng, gia chủ luôn theo dõi nhiệt độ trong nhà sấy để điều chỉnh, loại bỏ những trái hư hỏng.

Sản phẩm được xử lý vô trùng, trải qua quá trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt suốt gần 1 tháng, trước khi thành phẩm chuyển sang đóng gói và đưa đi tiêu thụ.

Hồng ăn trái là cây trồng truyền thống Đà Lạt, là loại trái đặc sản lừng danh phố núi gần cả trăm năm nay. Qua thời gian, từ loại trái mang lại thu nhập cao, giờ diện tích cây hồng Đà Lạt giảm đáng kể. 

Theo số liệu thống kê, Đà Lạt chỉ còn khoảng 366 ha hồng, chủ yếu trồng xen trong vườn cà phê, sản lượng quả tươi hàng năm chỉ trên 12.500 tấn. Tuy nhiên, hồng là trái cây có vụ thu hoạch ngắn, từ tháng 9-11, trái chủ yếu dùng ăn tươi nên tới vụ, cung vượt cầu quá cao dẫn tới giá xuống thấp, dần dần bà con chặt bỏ hồng.

Sống giữa vùng đất trồng hồng nổi tiếng nhất nước, lại xuất thân là một chuyên gia ủ rượu, bia và các loại vang Đà Lạt từ trái cây, nhiều năm qua đã không ít mùa hồng anh Trần Phú Lộc, ngụ đường Ba Tháng Tư, TP Đà Lạt, chứng kiến cảnh nhà vườn không bán được hồng phải đổ bỏ, hoặc bán với giá rẻ như cho, trong khi đây là loại trái cây đặc sản riêng của Đà Lạt.

Sau khi nghỉ hưu ở công ty rượu bia Đà Lạt, tháng 11/2014, anh Lộc cùng cộng sự sang Nhật học cách sấy hồng. Anh trở thành một nông dân thực sự, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với những công nhân trồng, chăm sóc, thu hoạch và sấy hồng.

Anh Lộc kể, bước vào vườn hồng bên nước Nhật mới thấy tủi thân cho nông dân xứ mình vì làm nông nghiệp quá lạc hậu. Anh ví dụ đơn giản, nếu như ở bên mình trồng cây hồng cứ chăm sóc sao cho càng cao to càng tốt, thì bên Nhật họ không khuyến khích cho cây hồng phát triển cao, tất cả ngọn hồng đều bị chặt bỏ để cây tập trung phát triển tán, vươn rộng. Điều đó khiến cây hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời, cho nhiều quả (mỗi cây trưởng thành có thể đạt tới 400kg quả), lúc thu hoạch cũng rất dễ dàng vì chỉ cần đứng dưới đất để hái, không phải đem sào đi khều từng quả như hồng trồng ở Việt Nam.

14-28-30_nh-12-hong

 

Sau khi nắm vững quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và sấy khô hồng, anh Lộc về làm thử. Một nhà sấy với tương đối đầy đủ các thiết bị máy móc đã được anh dựng lên ngay tại vườn hồng của gia đình mình.

Hồng dùng sấy khô là những quả to, căng mọng, chín vàng, được hái cả cuống từ huyện Đơn Dương, nơi có diện tích hồng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Lâm Đồng. Hồng được rửa sạch, đưa vào máy bóc lớp vỏ ngoài, xử lý vô trùng, sấy qua lớp ẩm. Tiếp đó, những trái hồng này được treo lên sợi dây dù nhỏ, xếp thành từng hàng đưa ra sấy bằng ánh nắng mặt trời qua lớp không khí trong nhà kính và lưới làm mát. Sau 3 tuần, trái hồng được hong khô bằng không khí, teo lại còn 35 - 40% là có thể cho sản phẩm hồng khô nhưng vẫn đảm bảo dẻo, thơm và đảm bảo vị ngọt tự nhiên.

Hồng dẻo Đà Lạt mang hương vị đặc trưng riêng, sản xuất theo qui trình công nghệ sạch đạt tiêu chuẩn của Nhật, là thương hiệu được công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao; top 100 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2015 do Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương trao tặng và được UBND TP Đà Lạt lựa chọn là sản phẩm cao cấp chủ lực cho thương hiệu nông sản Đà Lạt do DNTN chế biến nông sản Shin Sang giới thiệu đến khách hàng trong và ngoài nước.

Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất của anh Lộc thu mua và chế biến 1 tấn hồng tươi. Đặc biệt với cách làm hồng khô theo công nghệ Nhật Bản, cần trái hồng phải to, đạt độ chín vàng nhất định mới cho sản phẩm ưng ý và đạt chuẩn. Theo anh Lộc, cứ khoảng 500 kg hồng tươi sẽ cho ra 100 kg sản phẩm hồng khô. Sau khi hoàn thành, sản phẩm được bán ra thị trường với giá từ 350.000 – 400.000 đ/kg.

Nếu như trước đây, vào những mùa chín rộ, hồng Đà Lạt không ít lần phải đổ bỏ hoặc bán với giá rẻ, thì nay, một công nghệ sấy hồng đã được anh Lộc đưa từ Nhật Bản về áp dụng, cho ra sản phẩm vô cùng hấp dẫn.

Bạn đọc quan tâm, liên hệ: Doanh nghiệp chế biến nông sản Shin Sang. Địa chỉ: 28 đường 3 tháng 4, TP Đà Lạt; ĐT: (063) 3821235; Email: phulocdl@yahoo.com.vn; Hotline Đà Lạt: 097 4442 881-0913 865 014; Hotline HCM: 093 8828 553-0908 666 074; Website: www.hongdeodalat.com.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm