| Hotline: 0983.970.780

Đổi mới cả về quy mô và tính chất kỳ thi đánh giá năng lưc

Thứ Sáu 06/05/2016 , 07:30 (GMT+7)

Tiếp nối thành công của kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) để tuyển sinh vào đại học chính quy năm 2015, ĐHQG Hà Nội tiếp tục áp dụng phương thức này trong kỳ thi tuyển sinh năm 2016. Sáng 5/5, ngày thi đầu tiên được tổ chức.

Thêm 8 trường cùng tham gia tổ chức thi ĐGNL

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Thường trực ĐHQG Hà Nội cho biết: Kỳ thi ĐGNL đợt 1 năm 2016 có tổng số 70.000 lượt thí sinh đăng ký tham gia dự thi.

Năm nay có thêm 8 trường ngoài ĐHQG Hà Nội cùng tham gia tổ chức thi và sử dụng kết quả thi ĐGNL để xét tuyển gồm: Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường, Trường ĐH Nguyễn Trãi, Trường ĐH Thủ Đô, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Đông Á Đà Nẵng và Trường ĐH Hòa Bình.

Bài thi ĐGNL gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 195 phút. Thí sinh hoàn thành bài thi ĐGNL trong một ca thi của mỗi đợt thi.

Kết quả bài thi ĐGNL có giá trị để đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào ĐHQG Hà Nội và vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQG Hà Nội có công bố sử dụng kết quả bài thi ĐGNL và đã được ĐHQG Hà Nội đồng ý để xét tuyển. Kết quả bài thi ĐGNL được bảo lưu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi.

Phần thi bắt buộc gồm 2 phần: Tư duy định lượng và tư duy định tính. Phần tư duy định lượng (Kiến thức Toán) gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 80 phút. Các câu hỏi của phần này có dạng câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn hoặc câu hỏi điền giá trị số. Phần tư duy định tính (Kiến thức Ngữ văn) gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 60 phút. Tất cả các câu hỏi của phần này đều có dạng câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn.

17-16-20__mg_0363

Ở phần thi tự chọn, thí sinh chọn 1 trong 2 nội dung. Kiến thức Khoa học Tự nhiên gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học. Kiến thức Khoa học Xã hội gồm: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Thí sinh lựa chọn một trong hai nội dung trên. Sau thời gian 2 phút nếu thí sinh không chọn một trong hai nội dung, máy tính sẽ mặc nhiên chọn nội dung Khoa học Tự nhiên. Mỗi nội dung có 40 câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn, thời gian hạn định là 55 phút.

Đổi mới về quy mô và tính chất

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn phân tích nhiều điểm mới trong kỳ thi năm 2016 về cả quy mô và tính chất. Về quy mô, tổng số 70.000 lượt thí sinh đăng ký tham gia dự thi năm nay cao gấp 1,5 lần so với đợt 1 năm 2015 (45.000 lượt). Về tính chất cũng có sự thay đổi.

17-16-20__mg_0634

Nếu như năm 2015, kết quả thi ĐGNL chỉ dùng cho tuyển sinh vào ĐHQG Hà Nội thì năm 2016, kết quả của kỳ thi này được dùng làm kết quả chung xét tuyển thêm cho 8 trường đại học cùng tham gia tổ chức thi nêu trên.

Năm 2016, bài thi ĐGNL môn Ngoại ngữ cũng được thiết kế thi cho 6 môn học: tiếng Anh (D1), tiếng Nga (D2), tiếng Pháp (D3), tiếng Trung Quốc (D4), tiếng Đức (D5) và tiếng Nhật (D6) gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 90 phút.

Kết quả bài thi ngoại ngữ chỉ có giá trị ngay trong năm dự thi để xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐHQG Hà Nội và vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQG Hà Nội có công bố sử dụng kết quả bài thi ngoại ngữ để xét tuyển.

“Năm đầu tiên thi ĐGNL cho môn Ngoại ngữ trên máy tính. Sau một thời gian chuẩn bị thử nghiệm đã vận hành tốt”, ông Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Xem thêm
Đại tướng Tô Lâm, ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.