| Hotline: 0983.970.780

Đổi mới & Thích ứng: 3 khâu để đột phá

Thứ Năm 02/09/2021 , 07:59 (GMT+7)

Thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn được các cấp ủy đảng, chính quyền TP Cần Thơ quan tâm chỉ đạo quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng.

Ông Trần Việt Trường -   Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Ảnh: TL.

Ông Trần Việt Trường -
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Ảnh: TL.

Lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung đối với một số ngành hàng như lúa gạo, cá tra gắn với phát triển công nghiệp chế biến.

Khu vực nông thôn có sự chuyển biến tích cực, nhiều nguồn lực được huy động đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn như hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa tạo ra diện mạo nông thôn ngày càng khang trang.

Đời sống người dân khu vực nông thôn ngày càng được cải thiện. Công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần hàng năm. Đời sống vật chất, tinh thần, thu nhập người dân từng bước được nâng lên.

Trong giai đoạn tới, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025, thành phố Cần Thơ xác định phát triển kinh tế nông nghiệp của thành phố trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như sau:

Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh theo chuỗi giá trị. Mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, gắn với sơ chế, bảo quản, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm chủ lực.

Phát triển nông nghiệp xanh, sạch, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu đến năm. Thành lập sàn giao dịch sản phẩm nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý; đảm bảo đầu ra sản phẩm.

Xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ nông nghiệp. Đặc biệt là trung tâm sản xuất giống cây trồng và vật nuôi chủ lực. Phát triển ngành chế biến nông sản để kết nối với các tỉnh vùng ĐBSCL. Xây dựng và phát triển Cần Thơ thành trung tâm logistic nông sản của vùng cho thị trường trong nước và thế giới. 

Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, nâng chất nông thôn mới theo chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP “mỗi xã một sản phẩm” gắn với xây dựng thương hiệu và phát triển du lịch đặc trưng của địa phương. 

Nhiệm vụ, giải pháp

Phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, khoa học, công nghệ và dịch vụ của đô thị trung tâm vùng ĐBSCL. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn hiện đại, làm tốt vai trò là trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật về sản xuất và chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản của vùng ĐBSCL.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Thực hiện cơ giới hóa và công nghiệp hóa gắn với tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình sản xuất tiên tiến. Tích tụ ruộng đất và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn theo chuỗi giá trị.

Phát triển các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo đột phá năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác. Tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động khu vực nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Quan tâm đầu tư vào nông nghiệp theo hướng tăng ngân sách hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển, chuyển giao khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tạo việc làm. Phát triển thị trường đầu ra cho các sản phẩm chủ lực; đầu tư kết cấu hạ tầng, cung cấp thông tin và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống.

Tạo môi trường thuận lợi thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất. Hình thành trang trại, hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp. Vận dụng chính sách của Trung ương và thẩm quyền của thành phố đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển sản xuất nông nghiệp với xây dựng nông thôn thông minh với các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu để theo kịp tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập và điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn. Thực hiện giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội và cải thiện môi trường nông thôn. Tổ chức triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn thành phố giai đoạn 2020 - 2030.

Khâu đột phá triển khai thực hiện

Tăng đầu tư khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn để tạo động lực cho tăng trưởng, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức lại sản xuất các sản phẩm chủ lực ở quy mô lớn, tập trung gắn với Chương trình OCOP, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị.

Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

(Chủ tịch UBND TP Cần Thơ)

Xem thêm
Việt Nam - bang California tăng cường hợp tác thực hành nông nghiệp bền vững

Ngày 16/5 (giờ địa phương), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam gặp mặt và làm việc với Bộ Lương thực và Nông nghiệp bang California, Hoa Kỳ (CDFA).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ lật ghe trên sông Ba: Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Cơ quan chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật ghe trên sông Ba, tỉnh Phú Yên.